So sánh lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại
So sánh lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Lịch sử 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
So sánh lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại
Câu hỏi: So sánh lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại
Trả lời:
Lãnh địa phong kiến
- Kinh tế: Tự cung, tự cấp
- Hình thức sản xuất: Nông nghiệp, thủ công
- Xã hội: Lãnh chúa - Nông nô
Thành thị trung đại
- Kinh tế: Trao đổi, mua bán hàng hóa
- Hình thức sản xuất: Thủ công nghiệp, thương nghiệp
- Xã hội: Thợ thủ công - Thương nhân
1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu
- Người Giéc Manh vào đế quốc La Mã đã:
+ Phá bỏ bộ máy nhà nước Rô ma.
+ Chia ruộng đất của chủ nô cho quý tộc và tướng lĩnh, họ có quyền lợi, giàu có đó là lãnh chúa phong kiến.
+ Nô lệ và nông dân trở thành nông nô, họ lệ thuộc vào lãnh chúa.
+ Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành ở Châu Âu gồm lãnh chúa phong kiến và nông nô.
2. Lãnh địa phong kiến
- Là vùng đất đai rộng lớn mà các Lãnh chúa chiếm làm của riêng, như một vương quốc nhỏ.
+ Lãnh địa phong kiến gồm đất đai của lãnh chúa,nhà ở của nông nô.
+ Nông nô nhận ruộng đất canh tác và nộp tô thuế, chịu nhiều thứ thuế khác nhau.
- Đặc điểm: Là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập, mang tính tự cung tự cấp, đóng kín của lãnh chúa.
- Đời sống: lãnh chúa có nhiều quyền như vua, sống đầy đủ xa hoa; nông nô phụ thuộc, khổ cực, đói nghèo.
- Kinh tế: tự sản xuất, tự cấp, tự túc, tự tiêu thụ, chỉ mua muối và sắt, không trao đổi buôn bán.
3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại
- Cuối thế kỉ XI, KT thủ công nghiệp phát triển dẫn đến nhu cầu trao đổi và buôn bán hàng hoá, nhiều thành thị trung đại ra đời.
- Tổ chức của thành thị: phố xá cửa hàng, các phường hội và thương hội.
- Sống trong thành thị gồm thợ thủ công, thương nhân.
- Thành thị thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa, xã hội phong kiến Châu Âu phát triển.
Kinh tế của lãnh địa | Kinh tế thành thị trung đại |
- Kinh tế nông nghiệp - Tự sản xuất, tự cung tự cấp, tự túc, tự tiêu thụ. - Chỉ mua muối và sắt, không trao đổi buôn bán. | - Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp - Phường hội - Thương hội |
4. Luyện tập
Câu 1 : Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã làm gì? Những việc làm ấy có tác động như thế nào đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu?
Bài làm:
Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô – ma, người Giéc – man đã thành lập nên nhiều vương quốc mới của họ như: vương quốc của người Ăng – glô Xắc - xông, vương quốc Tây Gốt, vương quốc Đông Gốt…
Người Giéc – man còn chiếm ruộng đất của chủ nô Rô – ma cũ rồi chia cho nhau.
Câu 2: Lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội cổ đại?
Bài làm:
- Các thủ lĩnh quân sự của người Giéc – man được ban cấp nhiều ruộng đất, trở thành lãnh chúa – những kẻ có thế lực trong xã hội.
- Những nô lệ được giải phóng (hoặc nông dân công xã bị mất đất) biến thành nông nô – tầng lớp sống phụ thuộc vào lãnh chúa.
Câu 3: Em hãy miêu tả lãnh địa phong kiến và cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa?
Bài làm:
- Lãnh địa phong kiến: Ở trong lãnh địa, lãnh chúa xây dựng nơi ở của mình như những pháo đài kiên cố, có hào sâu, tường cao bao quanh, trong đó có dinh thự, nhà thờ và có cả nhà kho, chuồng trại v.v... Phần đất đai ở xung quanh lâu đài bao gồm đất canh tác, đồng cỏ, ao hồ, đầm lầỵ v.v..., lãnh chúa giao cho nông nô sử dụng và thu tô, thuế.
- Cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa: Trong các lãnh địa phong kiến, lãnh chúa phong kiến sống cuộc đời nhàn rỗi, xa hoa. Nghề nghiệp chính của họ là chiến đấu, vì vậy từ nhỏ, con em quý tộc chỉ học quân sự, như: Phi ngựa, đấu kiếm, đâm dao…Thời bình, quanh năm họ tổ chức tiệc tùng linh đình, tổ chức vũ hội, săn bắn, đua ngựa và thi đấu võ,…
Câu 4: Thành thị trung đại đã xuất hiện như thế nào?
Bài làm:
Thành thị trung đại đã xuất hiện từ việc: do vào cuối thế kỉ XI, hàng thủ công ngày càng nhiều, sản phẩm của thợ thủ công không những phục vụ cho giai cấp thống trị mà còn trao đổi với nhân dân quanh vùng. Nhiều thợ thủ công tìm cách thoát khỏi lãnh địa phong kiến, một số thợ thủ công đã đưa hàng hoá của mình đến những nơi có đông người qua lại để bán và lập xưởng sản xuất. Từ đó họ lập ra các thị trấn, sau trở thành các thành phố lớn, gọi là các thành thị trung đại.
Câu 5: Những ai sống trong các thành thị? Họ làm những nghề gì?
Bài làm:
Ở các thành thị, dân cư chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân. Họ cùng nhau lập ra các phường hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán. Hằng năm, họ còn tổ chức những hội chợ lớn để triển lãm, trao đổi và buôn bán sản phẩm.
---------------------------------
Ngoài So sánh lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại đã được VnDoc.com giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.