Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vì sao dưới thời Trần địa vị chính trị của Nho giáo ngày càng được nâng cao?

Vì sao dưới thời Trần địa vị chính trị của Nho giáo ngày càng được nâng cao? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Lịch sử 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Vì sao dưới thời Trần địa vị chính trị của Nho giáo ngày càng được nâng cao?

Trắc nghiệm: Vì sao dưới thời Trần địa vị chính trị của Nho giáo ngày càng được nâng cao?

  1. Nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị
  2. Đạo Phật lấn át quyền của nhà vua
  3. Nhân dân không ủng hộ đạo Phật
  4. Ảnh hưởng của đạo giáo và phật giáo giảm dần

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị

Dưới thời Trần địa vị chính trị của Nho giáo ngày càng được nâng cao vì Nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị

Giải thích:

Thời Trần, địa vị chính trị của Nho giáo ngày càng được nâng cao do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị. Nhiều nhà nho được bổ nhiệm giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước như Trương Hán Siêu, Đoàn Nhữ Hải, Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, Chu Văn An...

1. Sự hình thành của Nho giáo

- Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ đầu thời Bắc thuộc dưới một phương thức giao lưu văn hóa cưỡng chế, vì vậy, trong hơn 10 thế kỷ, nó vẫn chỉ là một lớp váng mỏng đọng lại trong tầng lớp ưu tú, ảnh hưởng xã hội rất nhỏ bé.

- Nho giáo hình thành ảnh hưởng trong xã hội qua hệ thống giáo dục và khoa cử. Vì văn học mở mang nên lực lượng sĩ phu ngày càng đông. Họ noi gương Khổng Tử, Mạnh Tử.

2. Sự phát triển của Nho giáo thời nhà Trần

- Triều đại Lý – Trần được coi là thời đại hưng thịnh và vẻ vang trong lịch sử Việt Nam với những thành tựu phát triển về mọi mặt, nhất là văn hoá tinh thần và tư tưởng. Trong thời kỳ này, Phật giáo chiếm địa vị chủ đạo trong đời sống xã hội, có ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm linh, văn hoá của dân tộc. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Nho giáo với tư cách học thuyết chính trị – đạo đức cũng đã dần khẳng định ưu thế của mình trong việc tổ chức bộ máy nhà nước, quản lý xã hội và có ảnh hưởng ngày càng sâu rộng trong xã hội phong kiến tập quyền Việt Nam.

- Về mặt chính trị, bất cứ một giai cấp nào khi đã xác lập địa vị thống trị của mình trong xã hội đều cần có một hệ tư tưởng nhằm phản ánh, bảo vệ lợi ích của giai cấp mình, củng cố cho địa vị xã hội thêm vững chắc. Cùng với Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo cũng sớm du nhập vào Việt Nam; đặc biệt, đến thời Lý – Trần, Phật giáo đã có sự phát triển khá thịnh, được nhà nước phong kiến suy tôn, chọn làm quốc giáo.

- Khi chế độ phong kiến tập quyền đã bắt đầu ổn định và triển khai theo quy mô lớn thì yêu cầu về việc xây dựng và phát triển một nền văn hoá và giáo dục độc lập, tự chủ được đặt ra. Để nắm quyền quản lý đất nước, các triều đại Lý – Trần đã quan tâm đến việc nâng cao tri thức. Đồng thời, do yêu cầu củng cố và phát triển của nhà nước phong kiến, nên việc bổ nhiệm quan lại bằng con đường cũ – con đường “nhiệm tướng” và “thủ sĩ” không đáp ứng được, mà cần phải có một phương thức đào tạo và tuyển lựa quan lại mới để bổ sung vào đó.

- Thời cuối Trần, quá trình Nho giáo hóa đời sống chính trị – xã hội đã diễn ra một cách quanh co phức tạp. Một mặt, một số Nho sĩ đã nhiệt thành cổ vũ tuyên truyền cho đạo Nho và mô hình Nho giáo, bài xích Phật giáo. Trương Hán Siêu tuyên bố: “Đã là kẻ sĩ đại phu, nếu không phải đạo Nghiêu Thuấn, không bày tỏ, không phải đạo Khổng Mạnh, không trước thuật…”. Nhóm nho sĩ Lê Quát, Phạm Sư Mạnh đề nghị triều đình tiến hành cải cách thể chế theo hướng Nho giáo hóa, mô phỏng thiết chế Trung Hoa nhà Minh.

---------------------------------

Ngoài Vì sao dưới thời Trần địa vị chính trị của Nho giáo ngày càng được nâng cao? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 7

    Xem thêm