Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV

Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Lịch sử 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV

  1. Chưa có một lãnh tụ đủ sức tập hợp toàn dân
  2. Nội bộ những người lãnh đạo có mâu thuẫn
  3. Thiếu sự liên kết, phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa để tạo nên một phong trào chung
  4. Tất cả các ý trên đúng

Lời giải:

Đáp án: D. Tất cả các ý trên đúng

Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV chủ yếu dựa trên các yếu tố:

- Chưa có một lãnh tụ đủ sức tập hợp toàn dân

- Nội bộ những người lãnh đạo có mâu thuẫn

- Thiếu sự liên kết, phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa để tạo nên một phong trào chung

1. Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ

Tháng 11 - 1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhà Minh đã huy động một lực lượng lớn gồm 20 vạn quân cùng với hàng chục vạn dân phu, do tướng Trương Phụ cầm đầu, chia làm hai cánh tràn vào biên giới nước ta.

Quân Minh lần lượt đánh bại quân nhà Hồ ở một số địa điểm thuộc Lạng Sơn. Hồ Quý Ly phải lui về đóng ở bờ nam sông Nhị (sông Hồng), lấy thành Đa Bang (Ba Vì, Hà Nội) làm trung tâm phòng ngự.

Ngày 22 - 1 - 1407, sau khi đánh bại quân nhà Hồ ở Đa Bang, quân Minh đánh chiếm Đông Đô (Thăng Long). Quân nhà Hồ phải lui về cố thủ ở thành Tây Đô.

Tháng 4 -1407, quân Minh tấn công vào Tây Đồ, Hồ Quý Ly chạy vào Hà Tĩnh và bị bắt vào cuối tháng 6 - 1407.

* Nguyên nhân thất bại của nhà Hồ:

- Không đoàn kết được sức dân để tạo nên một cuộc chiến tranh nhân dân.

- Những chính sách của nhà Hồ không hợp lòng dân.

- Đường lối kháng chiến của nhà Hồ thiên về phòng thủ, bị động.

2. Chính sách cai trị của nhà Minh

* Chính trị: Xoá bỏ quốc hiệu nước ta, đổi thành quận Giao Chỉ sát nhập vào Trung Quốc.

* Kinh tế:

- Đặt hàng trăm thứ thuế.

- Bắt phụ nữ, trẻ em đưa về Trung Quốc làm nô tì.

* Văn hoá:

- Thi hành chính sách đồng hóa, ngu dân.

- Bắt dân ta phải bỏ phong tục, tập quán theo phong tục của người Trung Quốc.

- Tiêu hủy sách quý, mang về nhà Trung Quốc nhiều sách có giá trị.

3. Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần

Khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 - 1409)

- Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 - 1409)

- Trần Ngỗi là con vua Trần, tháng 10/1407 tự xưng là Giản Định Hoàng đế.

- Đầu năm 1408, Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An, được Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân hưởng ứng.

- 12/1408, nghĩa quân đánh tan quân Minh ở Bô Cô (Nam Định)

- Sau chiến thắng Bô Cô, Trần Ngỗi nghe lời gièm pha đã giết hai tướng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, cuộc khởi nghĩa tan rã dần.

Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng (1409 - 1414)

- Năm 1409 Trần Quý Khoáng lên ngôi lấy niên hiệu là Trùng Quang Đế, phát động khởi nghĩa.

- Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng từ Thanh Hóa đến Hóa Châu.

- Năm 1411, quân Minh tăng viện, tấn công vào Thanh Hóa, nghĩa quân phải rút vào Thuận Hóa.

- Năm 1413, quân Minh tấn công Thuận Hóa, nghĩa quân tan rã dần, các thủ lĩnh Trần Quý Khoáng, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dụ lần lượt bị bắt, cuộc khởi nghĩa thất bại.

* Ý nghĩa lịch sử của 2 cuộc khởi nghĩa:

- Hai cuộc khởi nghĩa kết thúc và đem lại nhiều thất vọng và tổn thất. Riêng khởi nghĩa Trần Quý Khoáng (1409-1414) kết thúc nhưng lại xảy ra 1 cuộc chiến tranh nữa là đặng dung và nguyễn cảnh dị lãnh đạo.

- Có thể thấy mặc dù thất bại, nhưng 2 cuộc khởi nghĩa trên đã thể hiện được chiến đấu tự cường, không hề khuất phục trước bọn xâm lược, tạo đà tiếp nối cho các cuộc khởi nghĩa lớn mạnh sau này.

* Nguyên nhân thất bại:

- Các cuộc khởi nghĩa thiếu liên kết, chưa có sự phối hợp để tạo nên một phong trào chung, thống nhất.

- Nội bộ những người lãnh đạo mâu thuẫn, thiếu đoàn kết với nhau làm cho sức chiến đấu của cuộc khởi nghĩa suy yếu.

- Thiếu một đường lối lãnh đạo đúng đắn soi đường.

---------------------------------

Ngoài Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV đã được VnDoc.com giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 7

    Xem thêm