So sánh bộ máy nhà nước thời Lý và thời Trần
VnDoc xin giới thiệu bài So sánh bộ máy nhà nước thời Lý và thời Trần được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Lịch sử 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
So sánh bộ máy nhà nước thời Lý và thời Trần
Câu hỏi: So sánh bộ máy nhà nước thời Lý và thời Trần
Lời giải:
Sự giống nhau của hai bộ máy nhà nước
– Vua là người đứng đầu đất nước, nắm giữ mọi quyền hành. Giúp việc cho vua gồm có các quan văn, quan võ.
– Tổ chức nhà nước theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền.
– Các vị trí cấp trung ương quan trọng đều do người thân cận, cùng dòng máu nắm giữ.
– Tổ chức quản lý bộ máy nhà nước phân chia các cấp giống nhau.
Sự khác nhau của hai bộ máy nhà nước
– Nhà Trần thực hiện chế độ Thái thượng hoàng, cha cùng con cai trị đất nước. Nhưng nhà Lý chỉ có Vua là người đứng đầu.
– Ở thời Lý, đất nước chia làm 24 Lộ, còn thời Trần thu hẹp trong 12 Lộ để dễ dàng quản lý.
– Thời Trần có cử thêm một số quan lại để trông coi việc sản xuất.
1. Bộ máy nhà nước thời Trần
Nhận xét: Tổ chức bộ máy nhà nước rất chặt chẽ,cụ thể, quyền lực của vua càng mạnh, dễ điều khiển cấp dưới.
Ở thời Trần, Vua là người nắm giữ mọi quyền hành nhưng trên vua còn có Thái Thượng hoàng – chế độ lưỡng đầu, hoàn toàn thừa nhận sự tồn tại của hai Vua, phân chia quyền lực để điều hành đất nước. Trong thời Trần, tất cả các chức vụ quan trọng trong triều cũng đều giao cho vương hầu quý tộc nhà Trần nắm giữ. Bởi vậy nhà Trần nắm khá chắc toàn bộ công việc chủ chốt trong triều, quyền lực tập trung trong tay nhà nước trung ương; chế độ quân chủ trung ương tập quyền được củng cố thêm một bước.
Bộ máy địa phương: Sau khi trải qua hai lần cải cách, bộ máy chính quyền nhà Trần được chia làm 5 cấp: lộ – phủ – châu – huyện – xã. Thời Trần người tôn thất được phong tước vương hoặc tước quận vương còn phong cho các quan văn võ thì có các thứ bậc như quốc công, thượng hầu,..
Chế độ tuyển chọn binh lính cũng được các vua nhà Trần đặc biệt quan tâm chú ý. Các cuộc tuyển chọn dành cho trai tráng trên 18 tuổi được tổ chức thường niên.
Các đơn vị hành chính từ cấp lộ đến cấp xã ở thời Trần có điểm khác so với thời Lý:
Thời Lý | Thời Trần |
- Chia cả nước làm 24 lộ, phủ, ở miền núi gọi là châu. - Đứng đầu là các chức tri phủ, tri châu giao cho con cháu nhà vua hoặc các đại thần cai quản. | - Chia cả nước thành 12 lộ - Đứng đầu lộ là các chức chánh, phó An phủ sứ. Từ châu đến huyện, xã đều có người đứng đầu (tri phủ, tri châu, tri huyện, xã quan). |
2. Bộ máy nhà nước thời Lý
Nhận xét: Tổ chức bộ máy nhà nước ngày càng chặt chẽ, mọi quyền lực của Vua càng ngày lớn mạnh.
Thể chế chính trị của nhà Lý được hoàn thiện trong các thế kỷ XI – XIII (từ 1010 – 1225) là một chế độ chính trị ổn định và thống nhất, trên có vua, dưới vua là hệ thống chính quyền nhà nước thống nhất từ trung ương tới địa phương. Điều hành hệ thống chính quyền nhà nước thống nhất của nhà Lý là đội ngũ quan chức đông đảo được tuyển chọn bằng nhiều hình thức khác nhau. Quá trình tuyển chọn được quản lý vô cùng gắt gao.
Bộ máy trung ương: Đứng đầu là Vua chuyên chế, quan trong triều đình được chia làm hai ngạch: quan văn và quan võ. Quan văn giữ trọng trách về hành pháp, đứng đầu là Thái Thư, quan võ nắm giữ tề binh, đứng đầu là Tể Tướng.
Bộ máy cấp địa phương: Dưới thời Lý, chính quyền địa phương bao gồm 3 cấp: “lộ – trại” (đứng đầu là Thông phán – Chủ trại); “phủ – châu” (Tri phủ – Tri châu) và hương, xã, sách. Nhìn chung dưới thời Lý, các cấp cơ sở chưa thực sự được quan tâm, đốc thúc.
Tổ chức quân đội được đặc biệt quan tâm, các cuộc tuyển chọn được diễn ra hằng năm với chính sách chính sách “ngụ binh ư nông” nhằm tìm ra những thanh niên trai tráng bảo vệ kinh thành.
---------------------------------
Ngoài So sánh bộ máy nhà nước thời Lý và thời Trần đã được VnDoc.com giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.