Tại sao nhà Lý giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ
Chúng tôi xin giới thiệu bài Tại sao nhà Lý lại giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Lịch sử 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Tại sao nhà Lý lại giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ?
Câu hỏi: Tại sao nhà Lý lại giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ
Lời giải:
Nhà Lý giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ, vì:
- Nhà Lý muốn tập trung quyền lực để xây dựng và củng cố chính quyền của dòng họ mình
- Nền giáo dục Nho học thời kì này chưa phát triển. Việc tuyển chọn quan lại chủ yếu bằng hình thức tiến cử, tập ấp.
Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý
1. Chính quyền trung ương
Trong thời kỳ Lý Trần, nhà vua là người đứng đầu nhà nước nhưng mức độ tập trung quyền lực chưa cao, quyền lực ấy bị hạn chế bởi Hoàng thân quốc thích và bộ phận trung khu (cơ quan Nhà nước và chức vụ Nhà nước trung gian trọng yếu) được trao quyền hành rất lớn, có vai trò hạn chế quyền lực Nhà vua như Tể tướng, Á tướng, các chức quan đại thần như Tam thái, Tam thiếu, Tam tư.
Các quan đại thần: gồm 9 quan văn và 3 quan võ, trong đó: Tam thái (Thái sư, Thái phó, Thái bảo), Tam thiếu (Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo), Tam tư (Tư đồ, Tư mã, Tư không); Các quan võ: Thái úy, Thiếu úy, Binh chương sự.
Ngoài các chức quan này ở triều đình lúc bấy giờ còn có 2 chức quan Tả hữu gián nghị đại phu để can gián nhà vua và đàn hoặc các quan khác, cùng các chức Điện học sỹ và Hàn lâm học sỹ là các chức quan chuyên thảo chiếu biểu của nhà vua do các bậc danh Nho đảm nhiệm. Các cơ quan này có chức năng tư vấn cao cấp của nhà vua đồng thời trước những quyết định quan trọng nhà vua thường hỏi ý kiến các quan đại thần.
– Các bộ: Về cơ bản các bộ dưới thời Lý, Trần đều là những cơ quan thực thi quyền hành pháp do nhà vua giao trong từng lĩnh vực cụ thể đồng thời có chức năng tư vấn cho nhà vua trong lĩnh vực mà bộ quản lý. Đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư, chức phó thị lang.
– Các cơ quan chuyên môn: các cơ quan này độc lập với các bộ và giúp nhà vua quản lý các lĩnh vực chuyên môn khác nhau gồm các đài, viện, giám, phủ (Hàn lâm viện, Khu mật viện, Đăng văn viện, Thẩm hình viện, Thái y viện, Ngự sử đài, Quốc sử viện, Tam tư viện, Quốc tử giám, Quốc học viện, Giảng võ đường).
2. Chính quyền địa phương
Bộ máy nhà nước dưới thời Lý được thiết lập từ trung ương đến địa phương. Năm 1010, Lý Thái Tổ đổi 10 đạo thành 24 bộ. Ở miền núi, các khu vực được chia thành trại, đứng đầu là chủ trại. Lộ, trại được chia thành các phủ (miền xuôi) và các Châu Ổ (miền núi), đứng đầu là các tri phủ, tri châu. Dưới cấp phủ, châu là cấp xã.
Năm 1242, chính quyền địa phương được chia thành 3 cấp. Cao nhất là Lộ, đứng đầu mỗi lộ là An phủ chánh sứ; dưới Lộ là các phủ, châu đứng đầu là các Tri phủ và chuyển vận sứ; dưới Phủ, Châu là các Xã, đứng đầu mỗi xã là Đại, Tiểu tư xã, xã chính.
Năm 1397, chính quyền địa phương thời nhà Trần được tổ chức: nước chia thành lộ, lộ chia thành phủ, đứng đầu phủ là Trấn phủ sứ, có phó Trấn phủ sứ giúp việc. Phủ chia thành các châu, đứng đầu là Thông Phán, chức phó là Thiêm phán. Châu được chia thành các huyện, đứng đầu huyện là Lệnh úy, có chủ bạ giúp việc. Huyện chia thành xã, đứng đầu xã là xã quan do triều đình bổ nhiệm gọi là xã Chính. Mỗi xã gồm nhiều “giáp”, nhưng cũng như ở triều Lý, giáp không phải là đơn vị chính của làng xã. Các liên xã và các chức quan đi kèm cũng được bãi bỏ. Đặc biệt, ở giai đoạn này nhiều lộ ở gần miền biên giới hay các địa điểm quan trọng đã được họp lại thành “hạt” và các quan văn đứng đầu mỗi hạt là tổng quản hay thái thú, các chức quan này được trao cho quyền hành rất rộng.
3. Luật pháp và quân đội
Luật pháp
- Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư (bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta).
- Nội dung: bảo vệ nhà vua, triều đình; bảo vệ của công, tài sản nhân dân; cấm giết trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
Quân đội
- Gồm 2 bộ phận: cấm quân và quân địa phương.
- Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.
- Binh chủng: bộ binh và thuỷ binh, được trang bị vũ khí cung tên giáo mác.
- Xây dựng và bảo vệ khối đoàn kết dân tộc.
- Tạo quan quan hệ bình đẳng với các nước láng giềng, ổn định vùng biên.
---------------------------------
Ngoài Tại sao nhà Lý lại giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.