Em nhận xét gì về quân đội thời Trần?
Em nhận xét gì về quân đội thời Trần? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Lịch sử 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Em có nhận xét gì về quân đội thời Trần?
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về quân đội thời Trần?
Lời giải:
- Quân đội thời Trần đã được tổ chức một cách hoàn chỉnh, quy củ.
- Quân đội được xây dựng theo chủ trương “quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”, xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội.
- Quân đội nhà Trần còn được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên
=> Quân đội mạnh, tạo tiềm lực để đối phó với giặc ngoại xâm.
1. Tổ chức quân đội đại nhà Trần (1226 - 1400).
Ban đầu là quân đội nhà Lý chuyển thuộc tự nhiên khi Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh lập nên nhà Trần (tháng 01/1226).
Để đối phó với tình hình nhiễu loạn trong nước (có từ cuối thời Lý) và mối đe dọa xâm lược của đế quốc Mông cổ (từ năm 1271 đôi quốc hiệu là Nguyên), nhà Trần đặc biệt quan tâm xây dựng lực lượng vũ trang, Quân đội nhà Trần được cải cách nhanh chóng và kiên quyết: hầu hết tướng lĩnh thời Lý bị loại bỏ, thay vào các tướng lĩnh là tôn thất nhà Trần: hầu hết binh sĩ cấm quân thời Lý được thay thế bằng những đinh tráng đồng hương, thân thuộc nhà Trần; tăng số lượng quân thường trực và khả năng huy động khi có chiến tranh; từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức, biên chế, nâng cao chất lượng chú trọng nghiên cứu phát triển lý luận quân sự và khoa học quân sự.
Cũng như thời Lý, quân đội Trần được tổ chức theo nguyên tắc thân quân (đối với lực lượng thường trực chuyên nghiệp) và sương quân (đối với lực lượng bán chuyên nghiệp) nhưng có nhiều thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Lực lượng thường trực chuyên nghiệp bao gồm: quân cấm vệ, quân các lộ, quân vương hầu.
Quân cấm vệ được xây dựng theo hướng chính quy, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ vua, triều đình, kinh thành (ở Thăng Long) và thái thượng hoàng (ở Thiên Trường, Long Hưng), vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước vối bộ phận trực tiếp bảo vệ vua, triều đình. kinh đô và thái thượng hoàng được tuyên chọn rất chặt chẽ từ những đinh tráng khỏe mạnh nhất. biết võ nghệ, ở quê hương họ Trần và một số địa phương có công giúp họ Trần. Bộ phận còn lại gọi là du quân, đóng ở ngoài thành, được tuyển chọn từ những đinh tráng khỏe mạnh ở một số địa phương khác. Quân cấm vệ thuộc quyền quản lãnh của Thượng thư Sảnh do Đại hành khiển đứng đầu, từ năm 1342 về sau thuộc quyền quản lãnh của Khu mật viện do Hành khiển tri khu mật viện sự đứng đầu. Chỉ huy mỗi quân, vệ là một võ tướng.
Quân các lộ có nhiệm vụ bảo vệ địa phương và là công cụ quyền lực của bộ máy nhà nước ở lộ (cả nước có 12 lộ). Quân vương hầu phát triển mạnh, chiếm tỷ lệ cao trong quân đội Trần - Nếu thời Lý, mỗi vương hầu chỉ được phép tổ chức một đội quân riêng khoảng 500 người thì thời Trần, mỗi vương hầu được phép tuyển mộ đến 1.000 quân (theo quy chế của triều đình năm 1254).
Nhà Trần xây dựng lực lượng vũ trang theo chính sách “ngụ binh ư nông” kết hợp nghĩa vụ binh dịch của đinh tráng với chế độ thay phiên nhau về sản xuất của sương quân. Để có thể bổ sung quân số cho quân đội được nhanh, việc đăng ký đinh tráng được mở rộng đến Thanh Hóa, Nghệ An và một số vùng ngoại vi đồng bằng Bắc Bộ. Đinh tráng được chia làm ba hạng: thượng (nhất), trung (nhì), hạ (ba) và tùy tính chất quan trọng của đơn vị và loại quân mà bổ sung (hạng nhất là người quê hương, thân thuộc nhà Trần, để bổ sung cho các đơn vị có quân hiệu Thiên, Thánh, Thần; hạng nhì bổ sung vào quân các lộ, hạng ba bổ sung vào quân chèo thuyền, khiêng vác...).
Quân đội nhà Trần được triều đình chú trọng nâng cao chất lượng theo hướng “binh quý hồ tinh, bất quý hồ đa” (quân ít nhưng tinh nhuệ). Năm 1253, lập giảng võ đường để huấn luyện tướng lĩnh, thực hành binh pháp, luyện tập võ nghệ và thường xuyên duyệt đội ngũ.
Quân số cao nhất khoảng 300.000 người (1284), trang bị chủ yếu là cung, nỏ, gươm, giáo, lao, mộc.
Quân đội Nhà Trần ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên - Mông lần I vào năm 1258; lần II vào năm 1285; lần III vào năm 1287 - 1288, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Từ đời vua Trần Nghệ Tông (1370 - 1372), quân đội bị suy yếu dần và chuyển thuộc nhà Hồ.
2. So sánh tổ chức quân đội thời Lê Sơ với quân đội thời Trần
- Giống nhau:
+ Đều thực hiện chế độ " ngụ binh ư nông".
+ Được tổ chức chặt chẽ, luyện tập võ nghệ hằng năm.
+ Có năng lực chiến đấu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc.
- Khác nhau:
+ Thời Trần không có quân đội của các vương hầu, quý tộc
+ Vua trực tiếp nắm quyền tổng chỉ huy.
+ Quân đội thời Lê Sơ còn có thêm các binh chủng như: tượng binh & kị binh
---------------------------------
Ngoài Em nhận xét gì về quân đội thời Trần? đã được VnDoc.com giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.