Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tóm tắt lịch sử nước Đại Việt thời Lê Sơ

Chúng tôi xin giới thiệu bài Tóm tắt lịch sử nước Đại Việt thời Lê Sơ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Lịch sử 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Tình hình chính trị, quân sự, luật pháp thời Lê Sơ

Tổ chức bộ máy chính quyền

- Lê Lợi lê ngôi hoàng đế, tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước mới.

* Ở Trung ương:

- Đứng đầu là vua, trực tiếp nắm mọi quyền hành.

- Bãi bỏ một số chức quan cao cấp: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển.

- Giúp việc cho vua có các quan đại thần, 6 bộ và các cơ quan chuyên môn: Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

* Ở địa phương:

- Thời Lê Thái Tổ: chia cả nước làm 5 đạo.

- Thời Lê Thánh Tông: 13 đạo thừa tuyên.

+ Dưới đạo là: Phủ, châu, huyện, xã.

- Địa phương

Tổ chức quân đội

- Tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nông”.

- Quân đội gồm 2 bộ phận:

+ Quân triều đình

+ Quân địa phương

- Bao gồm: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.

- Được trang bị vũ khí bao gồm: đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa pháo.

- Quân lính thường xuyên tập luyện, bố trí quân đội phòng thủ biên giới.

Luật pháp:

- Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành luật Hồng Đức.

- Nội dung:

+ Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc

+ Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị.

+ Bảo vệ chủ quyền quốc gia.

+ Khuyến khích phát triển kinh tế.

+ Giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

+ Bảo vệ phụ nữ.

2. Tình hình kinh tế xã hội thời Lê Sơ

Kinh tế

* Nông nghiệp:

- Vua Lê tiến hành nhiều biện pháp để khôi phục và phát triển nông nghiệp.

+ Cho quân lính về quê sản xuất.

+ Kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng.

+ Đặt ra các chức quan lo sản xuất nông nghiệp: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ.

+ Thực hiện phép quân điền, bảo vệ sức kéo nông nghiệp.

+ Chú trọng công tác thủy lợi.

=> Sản xuất nông nghiệp được phục hồi và phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện.

* Thủ công nghiệp

- Phát triển nhiều ngành nghề thủ công truyền thống ở làng xã, kinh đô Thăng Long.

- Nhiều làng nghề thủ công chuyên nghiệp ra đời.

- Các xưởng thủ công nhà nước gọi là cục Bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền,..

- Nghề khai mỏ được đẩy mạnh.

=> TCN phát triển.

* Thương nghiệp

- Trong nước: khuyến khích lập chợ, họp chợ.

- Ngoại thương: buôn bán với nước ngoài được duy trì, tuy nhiên được kiểm soát chặt chẽ.

=> Kinh tế: ổn định, phát triển hưng thịnh.

Xã hội

- Giai cấp địa chủ: Nhiều ruộng đất, nắm chính quyền.

- Giai cấp nông dân: Ít ruộng đất, cày thuê cho địa chủ, nộp tô, phải đi phục dịch cho nhà nước.

- Các tầng lớp khác: thương nhân, kẻ sĩ... phải nộp thuế cho nhà nước.

- Nô tì là tầng lớp thấp hèn nhất.

=> Nhờ nỗ lực của nhân dân và chính sách khuyến nông của nhà nước, cuộc sống của nhân dân được ổn định, dân số ngày càng tăng. Nhiều làng mới được thành lập. Nền độc lập dân tộc và thống nhất đất nước được củng cố.

=> Quốc gia Đại Việt là quốc gia cường thịnh nhất ở Đông Nam Á thời bấy giờ.

3. Tình hình văn hóa, giáo dục thời Lê sơ

Tình hình giáo dục nước Đại Việt thời Lê Sơ

Nhà nước Đại Việt thời Lê Sơ rất quan tâm đến giáo dục đào tạo nhân tài thể hiện ở:

Cho dựng lại Quốc Tử Giám ở Thăng Long, mở trường các lộ, mọi người đều có thể học và đi thi Tuyển chọn những người có tài, có đạo đức để làm thầy giáo

Học đạo nho, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Mở các khoa thi hàng để chọn người tài ra làm quan. Người đỗ tiến sĩ được vua ban mũ, áo, phẩm tước, khắc tên vào bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Tình hình văn hóa – khoa học – nghệ thuật nước Đại Việt thời Lê Sơ

* Văn học

Văn học có nội dung yêu nước, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng của với các tác phẩm tiêu biểu như:

Văn thơ chữ Hán có Quân Trung Từ Mệnh Tập, Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi; Quỳnh Uyển cửu ca của Lê Thánh Tôn, Văn thơ chữ Nôm có Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi, Hồng Đức Quốc Âm của Lê Thánh Tông Khoa học, nghệ thuật

* Về khoa học: Sử học có các tác phẩm tiêu biểu như: Đại Việt sử kí (10 quyển) của Lê văn Hưu; Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Lam Sơn thực lục của Ngô Sĩ Liên,… Địa lý gồm có: Hồng Đức bản đồ của Lê Thánh Tông; Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi,….. Y học nổi bật là Bản thảo thực vật toát yếu của Phan Phu Tiên. Toán học có Đại Thành toán pháp của Lương Thế Vinh; Lập thành toán pháp của Vũ Hữu

* Về nghệ thuật: Sân khấu có ca, múa, nhạc, chèo; Lương Thế Vinh soạn bộ Hỉ phường phả lục ở nước đại việt thời lê sơ

---------------------------------

Ngoài Tóm tắt lịch sử nước Đại Việt thời Lê Sơ đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 7

    Xem thêm