Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nguyên nhân nào dẫn tới Loạn 12 sứ quân

Nguyên nhân nào dẫn tới Loạn 12 sứ quân được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Lịch sử 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nguyên nhân nào dẫn tới Loạn 12 sứ quân

  1. Nhà Nam Hán xúi giục các thổ hào địa phương ở nước ta nổi dậy chống lại chính quyền nhà Ngô.
  2. Đời sống nhân dân cực khổ nên đã nổi dậy chống lại chính quyền nhà Ngô.
  3. Chính quyền trung ương nhà Ngô không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền và ổn định đất nước.
  4. Quân Nam Hán chuẩn bị xâm lược nước ta, 12 sứ quân nổi dậy chống lại chiến tranh xâm lược của nhà Hán.

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Chính quyền trung ương nhà Ngô không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền và ổn định đất nước.

Nguyên nhân dẫn tới "Loạn 12 sứ quân" là: Chính quyền trung ương nhà Ngô không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền và ổn định đất nước.

1. 12 sứ quân là ai?

- 12 sứ quân là những vị thủ lĩnh chiếm giữ các vùng lãnh thổ để hình thành lên thời kỳ loạn 12 sứ quân trong lịch sử Việt Nam. Tên tuổi của họ được chép trong các chính sử như Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư,... Cuốn chính sử "Lịch triều hiến chương loại chí" còn trang trọng xếp 12 sứ quân vào danh sách dòng chính thống các bậc đế vương bởi trong số các sứ quân cai trị nhiều người đã xưng Vương hoặc được tôn xưng là Vương và đóng góp nhiều cho cuộc sống người Việt thời bấy giờ. Hiện nay có rất nhiều di tích ở Việt Nam thờ các vị thủ lĩnh này.

- Đến năm 966, hình thành đầy đủ 12 sứ quân chiếm giữ các địa phương:

+ Ngô Xương Xí, tức Ngô Sứ Quân giữ Bình Kiều (Triệu Sơn - Thanh Hóa).

+ Ngô Nhật Khánh tự xưng là Ngô Lãm Công, giữ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội).

+ Đỗ Cảnh Thạc tự xưng là Đỗ Cảnh Công, giữ Đỗ Động Giang (Thanh Oai, Hà Nội).

+ Phạm Bạch Hổ tự xưng là Phạm Phòng Át, giữ Đằng Châu (Hưng Yên).

+ Kiều Công Hãn tự xưng Kiều Tam Chế, giữ Phong Châu (Việt Trì-Lâm Thao, Phú Thọ).

+ Kiều Thuận tự xưng là Kiều Lệnh Công, giữ Hồi Hồ (Cẩm Khê, (Phú Thọ).

+ Nguyễn Khoan tự xưng Nguyễn Thái Bình, giữ Tam Đái (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc).

+ Nguyễn Siêu tự xưng là Nguyễn Hữu Công, giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội).

+ Nguyễn Thủ Tiệp tự xưng là Nguyễn Lệnh Công, giữ Tiên Du (Bắc Ninh).

+ Lý Khuê tự xưng là Lý Lãng Công, giữ Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh).

+ Trần Lãm tự xưng là Trần Minh Công, giữ Bố Hải Khẩu (Thái Bình) .

+ Lã Đường tự xưng là Lã Tá Công, giữ Tế Giang (Văn Giang, Hưng Yên).

2. Nguyên nhân diễn ra loạn 12 sứ quân

- Sau khi Ngô Quyền mất, hai con trai là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn còn trẻ, không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền trung ương. Nhân cơ hội đó Dương Tam Kha chiếm tiếm quyền, tự xưng là Bình Vương. Ngô Xương Ngập bỏ trốn. Đến năm 950 nhà Ngô đã giành lại được ngai vàng nhưng uy tín đã giảm sút rất nhiều. Năm 965, Ngô Xương Văn chết. Cuộc tranh chấp giữa các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương tiếp tục nổi lên. Đất nước rơi vào tình trạng chia cắt, hỗn loạn bởi 12 tướng lĩnh chiếm cứ mỗi vùng riêng biệt, liên tục xảy ra xung đột, Sử cũ gọi là “loạn 12 sứ quân”.

=> Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “Loạn 12 sứ quân” là do các cuộc tranh chấp ngôi báu, đất đai giữa các tướng lĩnh

3. Diễn biến, ý nghĩa của loạn 12 sứ quân

- Đinh Bộ Lĩnh là người sinh ra tại làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay là thôn Văn Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Là một người có đức có tài và được người dân kính trọng. Thừa hưởng những nét nổi bật, lòng yêu nước của người cha là Đinh Công Trứ, với tình cảnh đất nước đang rơi vào loạn lạc thì vị tướng lĩnh này đã đứng lên để dẹp loạn.

- Với tài trí cao, Đinh Bộ Lĩnh được tôn làm Tù trưởng và từng bước tập hợp và củng cố lực lượng. Ngoài ra Đinh Bộ Lĩnh tập hợp được những bạn trẻ thời niên thiếu cũng có lòng yêu nước như ông để cùng chiến đấu.

- Sau khi Ngô Quyền mất (944) thì triều đình rơi vào tình trạng rối ren. Trong khoảng thời gian (945 – 950), Đinh Bộ Lĩnh đã toàn quyền làm chủ vùng đất Hoa Lư và khu vực xung quanh. Đinh Bộ Lĩnh đã cùng Trần Lãm (Trần Minh Công) chiếm giữ Bố Hải Khẩu (Thái Bình), tạo thành là một sứ quân mạnh, sau khi Trần Lãm mất ông đã giao binh quyền cho Đinh Bộ Lĩnh.

- Diễn biến loạn 12 sứ quân đang đánh chiếm nhau ác liệt. Đinh Bộ Lĩnh với sự ủng hộ của nhân dân, có tầm chiến lược cao, sách lược khôn ngoan, sáng suốt đã đưa ra các mục tiêu chiến đấu tích cực. Mục tiêu chính của Đinh Bộ Lĩnh lúc này là dẹp loạn 12 sứ quân và thống nhất đất nước.

- Để thực hiện tốt cuộc dẹp loạn này, Đinh Bộ Lĩnh đã tiến đánh theo hình thức tiến đánh từng đội quân một. Với việc liên kết các sứ quân thì Đinh Bộ Lĩnh càng đánh càng giành được thắng lợi. Các sứ quân lần lượt bị đánh bại và tướng lĩnh đã chịu đầu hàng.

- Theo đó sau thời gian hình thành và phát triển lực lượng, Đinh Bộ Lĩnh đã hoàn thành được sứ mệnh dẹp loạn 12 sứ quân và thống nhất đất nước. Cuộc bạo loạn đã chính thức được dẹp loạn và thống nhất đất nước sau 2 năm (966 – 967). Từ đó các sứ quân được dẹp yên và chấm dứt ở giữa thế kỷ X, thu non sông về một mối.

* Ý nghĩa:

- Khẳng định quyền lực, thắng lợi của tinh thần đoàn kết dân tộc và ý chí độc lập mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ.

- Các sứ quân lần lượt bị chiếm đánh, chấm hết cuộc nội loạn cát cứ. Thời điểm cuối năm 967, đất nước đã trở lại bình yên thống nhất.

- Thống nhất đất nước, tạo nền móng cho sự ra đời một nhà nước mới.

---------------------------------

Ngoài Nguyên nhân nào dẫn tới Loạn 12 sứ quân đã được VnDoc.com giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 7

    Xem thêm