Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ai là người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo?

Ai là người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Lịch sử 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Ai là người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo?

  1. Can-vanh
  2. R. Đê-các-tơ
  3. U. Sếch-xpia
  4. M. Lu-thơ

Lời giải:

Đáp án đúng: D. M. Lu-thơ

Lu-thơ là người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo ở Châu Âu.

1. M. Lu-thơ là ai?

Martin Luther (10/11/1483 – 18/2/1546) là một nhà thần học người Đức, tu sĩ Dòng Augustinô, và là nhà cải cách tôn giáo.

Thần học theo quan điểm của Luther đã thách thức thẩm quyền của Giáo hoàng khi rao giảng niềm xác tín rằng Kinh Thánh là nguồn vô ngộ (không sai lầm) duy nhất của thẩm quyền tôn giáo, và địa vị tư tế được dành cho tất cả tín hữu (không dành riêng cho giới tăng lữ). Theo Luther, con người chỉ có thể được cứu rỗi bởi sự ăn năn thật, và bởi đức tin tiếp nhận Giê-su là Đấng Messiah, mà không cần vai trò trung gian của giáo hội. Thần học Luther là ý thức hệ soi dẫn cuộc Cải cách Kháng Cách, và làm thay đổi dòng lịch sử nền văn minh phương Tây. Trên cơ sở những xác tín này Luther theo nhận thức của ông, muốn cải cách sự phát triển sai lầm của giáo hội và khôi phục lại giáo hội trong tình trạng khởi đầu. Trái với ý định ban đầu của Luther, đã có một sự phân ly trong giáo hội qua sự hình thành các Giáo hội Luther và các giáo phái khác của đạo Tin Lành.

Sau khi từ chối thần phục thẩm quyền Hoàng đế Karl V của Thánh chế La Mã và bị Giáo hội Công giáo Rôma dứt phép thông công, Luther bị đặt ngoài vòng pháp luật. Trong bối cảnh Tây Âu thời Trung Cổ với sự hiệp nhất chặt chẽ giữa Giáo hội Công giáo với các nhà cầm quyền thế tục, sự kiện học thuyết Luther về các quyền tự do cá nhân được phổ biến rộng rãi và giành được sự ủng hộ tích cực được xem là một hiện tượng chưa từng xảy ra.

Tư tưởng của Luther ảnh hưởng sâu đậm đến nền thần học của các giáo hội thuộc cộng đồng Kháng Cách, cũng như các truyền thống Cơ Đốc giáo khác. Nỗ lực của ông nhằm kêu gọi giáo hội trở về với sự dạy dỗ của Kinh Thánh đã dẫn đến sự hình thành những trào lưu mới trong Cơ Đốc giáo.

Bản dịch Kinh Thánh của Luther sang tiếng địa phương, cùng những nỗ lực đem Kinh Thánh đến với người dân thường đã tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc trên đời sống tôn giáo và văn hóa Đức. Bản dịch này cũng đã giúp chuẩn hoá Đức ngữ, và góp phần cải thiện kỹ năng dịch thuật, cũng như tạo ảnh hưởng trên bản dịch Kinh Thánh Anh ngữ King James. Những bài thánh ca do ông sáng tác đã làm thay đổi cung cách thờ phụng tại các nhà thờ. Cuộc hôn nhân của ông với Katherina von Bora vào năm 1525 đã khởi đầu thông lệ cho phép các chức sắc giáo hội thuộc cộng đồng Kháng Cách kết hôn.

2. Tuổi trẻ của Martin Luther

Martin Luther sinh ngày 10 tháng 11 năm 1483 tại Eisleben, Đế quốc La Mã Thần thánh (nay thuộc lãnh thổ nước Đức), con của Hans và Margaretha Luther. Cậu bé chịu rửa tội vào ngày lễ thánh Martin nên được đặt tên theo vị thánh này. Cha của Martin sở hữu một mỏ đồng gần Mansfeld. Xuất thân nông dân, Hans quyết tâm biến con trai của mình thành một công chức và gửi chàng Martin trẻ tuổi đến học tại các trường ở Mansfeld, Magdeburg và Eisenach. Năm 1501, vào tuổi 17, Martin Luther đến học tại Đại học Erfurt, nhận văn bằng cử nhân vào năm 1502, và học vị thạc sĩ năm 1505. Chiều theo ước muốn của cha, Martin theo học luật cũng tại Đại học Erfurt. Song, do khao khát tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống, Luther bị thu hút bởi thần học và triết học, đặc biệt thích Aristotle, William xứ Ockham, và Gabriel Biel. Cậu cũng chịu ảnh hưởng sâu đậm từ hai trợ giáo, Bartholomäus Arnoldi von Usingen và Jodocus Trufetter, từ họ Luther học biết cách tra vấn mọi điều, ngay cả những nhà tư tưởng vĩ đại nhất, và kiểm tra mọi sự qua kinh nghiệm của chính mình.

Nhưng mọi sự đã thay đổi khi Martin Luther bị mắc kẹt trong một cơn giông bão với sấm sét dữ dội vào mùa hè năm 1505. Trong kinh hoàng, Martin đã cầu Thánh Anna giải cứu và hứa nguyện trở thành tu sĩ.

Luther bỏ trường luật, bán hết sách vở, ngày 17 tháng 7 năm 1505, vào dòng tu kín Augustine tại Erfurt. Hans Luther rất tức giận vì hành động này của con trai.

3. Công việc của Martin Luther có tác động gì đối với các lĩnh vực khác ngoài tôn giáo?

Những lời dạy của Martin Luther đã có những hậu quả đối với nền văn minh phương Tây ngoài việc sinh ra một phong trào Kitô giáo mới. Những lời hùng biện của ông đã bị những người đang tìm kiếm các loại hình cải cách xã hội khác chiếm đoạt, chẳng hạn như nông dân trong Chiến tranh Nông dân (1524–25). Bản dịch Kinh thánh của ông sang tiếng bản ngữ đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của ngôn ngữ Đức. Và như Max Weber đã lập luận nổi tiếng, niềm tin Tin lành xuất hiện từ những lời dạy của Luther đã mở đường cho sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản , một sự thay đổi mô hình có những tác động có lẽ còn sâu rộng hơn chính cuộc Cải cách .

4. Martin Luther đã có gia đình chưa?

Martin Luther đã có một gia đình, điều này phản ánh một trong những khía cạnh căn bản trong cách giải thích của ông về Cơ đốc giáo: rằng ông, ngay cả khi là một linh mục đã thụ phong, vẫn có thể kết hôn và quan hệ tình dục. Năm 1525, ông kết hôn với Katherina von Bora, một cựu nữ tu được các sinh viên của Luther nhớ đến vì rất thông thạo thần học. Katherina và Luther có một cuộc sống gia đình ấm áp và yêu thương, cùng nhau nuôi dạy 5 đứa con. Cái chết của con gái họ là Magdalene đã ảnh hưởng sâu sắc đến Luther, và sự mất mát đó - cùng với cái chết của một người bạn thân của ông không lâu trước đó - có thể giải thích sự cố định về cái chết là đặc điểm của các tác phẩm sau này của ông.

5. Các cuộc cải cách tôn giáo ở Châu Âu và sự ra đời của đạo Tin lành

Đầu thế kỉ XVI, phong trào cải cách tôn giáo diễn ra ở ba nơi: Đức, Thụy Sĩ và Anh.

a) Cải cách tôn giáo ở Đức:

Người khởi xướng ra phong trào cải cách tôn giáo ở Đức là Martin Luther (1483 – 1546), ông là con một thợ mỏ nghèo ở Thirighen được học trở thành luật sư. Năm 1517, ông đã viết “Luận văn 95 điều” dán trước cửa nhà thờ của trường đại học vitenbec tố cáo việc mua bán thẻ miễn tội hồi đó. Trong “Luận văn 95 điều” ông cho rằng việc mua bán thẻ miễn tội là giả dối, chỉ làm lợi cho những người lợi dụng nó. Ông cho rằng chỉ cần lòng tin vào Đức Chúa là sẽ được cứu vớt, ngay cả những nghi lễ phức tạp, tốn kém cũng không cần thiết.

Phong trào đòi cải cách tôn giáo ở Đức đã diễn ra rất quyết liệt. Rất nhiều người nông dân đã ủng hộ những tư tưởng của Martin Luther và xảy ra xung đột với giáo hội. Đến năm 1555, những tư tưởng của Luther đã được công nhận. Tôn giáo cải cách của Luther từ Đức đã lan sang nhiều nước Châu Âu khác.

b) Cải cách tôn giáo ở Thụy Sĩ:

Đại biểu cho phong trào cải cách tôn giáo ở Thuỵ Sĩ là Can Vanh (Jean Calvin). Năm 1536 Calvin cho xuất bản cuốn “Thiết chế Cơ Đốc”. Trong tác phẩm đó, ông thừa nhận thượng đế và thuyết tam vị nhất thể nhưng chỉ chấp nhận có kinh Phúc âm. Ông phê phán việc tu hành khổ hạnh và cho rằng cái quan trọng nhất là lòng tin. Ông cũng chủ trương khuyến khích việc làm giàu. Calvin chủ trương giảm bớt những nghi lễ phiền phức, tốn kém.

Điểm quan trọng của thuyết Calvin là thuyết định mệnh. Ông cho rằng số phận con người do Chúa Trời đã định trước, việc bỏ ra một ít tiền mua thẻ miễn tội không giải quyết được gì. Như vậy là ông chống lại việc bán thẻ miễn tội, cho đó chỉ là một trò lừa bịp.

Cải cách tôn giáo ở Thuỵ Sĩ đã được đông đảo mọi người ủng hộ. Giơnevơ (Genève) trở thành trung tâm phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu.

c) Cải cách tôn giáo ở Anh:

Từ đầu thế kỉ XVI, kinh tế tư bản đã phát triển khá mạnh ở Anh. Giai cấp tư sản lớn mạnh muốn có một tôn giáo mới phù hợp với cuộc sống và công việc kinh doanh của họ.

Lúc đó nhà thờ ở Anh còn chiếm khá nhiều ruộng đất. Vua Anh cũng muốn lấy lại một phần ruộng đất của nhà thờ và loại bỏ ảnh hưởng của giáo hội Rôma đối với vương quyền.

Nhân việc Giáo hoàng phản đối việc bỏ vợ của vua Anh lúc đó là Henri VIII, Henri VIII đã ban “Sắc luật về quyền tối cao” vào năm 1534, tuyên bố cắt đứt quan hệ với giáo hội Rôma và thành lập một giáo hội riêng gọi là Anh giáo.

Anh giáo do vua Anh làm giáo chủ, nhưng mọi giáo lí, nghi lễ, phẩm hàm thì vẫn giống như đạo Thiên Chúa. Các giáo phẩm thì do vua Anh bổ nhiệm, mọi ruộng đất của giáo hội Rôma bị chính quyền tịch thu. Anh giáo như vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của giai cấp tư sản. Tư sản Anh cần có cải cách triệt để hơn, điều đó đã dẫn tới Thanh giáo (tôn giáo trong sạch). Thanh giáo xóa bỏ hết tàn dư của đạo Thiên Chúa, đơn giản hoá các nghi lễ, cắt đứt quan hệ với Anh giáo. Họ thành lập một hội đồng riêng, cầm đầu là các trưởng lão do các tín đồ bầu ra.

Như vậy thế kỉ XVI ở Tây Âu có nhiều giáo phái mới đã ra đời. Các giáo phái này ở các nước khác nhau, giáo lí cụ thể có điểm không giống nhau nhưng đều giống nhau một điểm là đơn giản hoá các nghi lễ, cắt đứt quan hệ với Giáo hoàng và tòa thánh Rôma. Họ chỉ tin vào kinh Phúc âm. Chữ Phúc âm có nghĩa là tin mừng, tin lành, nên sau này người ta gọi tôn giáo mới là đạo Tin lành.

---------------------------------

Ngoài Ai là người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo? đã được VnDoc.com giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 7

    Xem thêm