Vai trò của các dân tộc ít người trong cuộc kháng chiến chống Tống
Vai trò của các dân tộc ít người trong cuộc kháng chiến chống Tống được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Lịch sử 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Vai trò của các dân tộc ít người trong cuộc kháng chiến chống Tống
Câu hỏi: Vai trò của các dân tộc ít người trong cuộc kháng chiến chống Tống
Lời giải:
Vai trò của các dân tộc ít người trong cuộc kháng chiến chống Tống vô cùng quan trọng, biểu hiện:
- Khi quân Tống mới có âm mưu xâm lược Đại Việt: Các tù trưởng được lệnh và tiến hành chiêu mộ binh lính đánh trả các cuộc quấy phá, làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống.
- Khi nhà Lý chủ động tiến công vào đất Tống: Các tù trưởng Thân Cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy một đạo quân là những dân binh miền núi đánh vào châu Ung (Quảng Tây).
- Khi cuộc kháng chiến chống Tống bùng nổ: Các tù trưởng dân tộc ít người ở gần biên giới Việt - Tống đã cho quân mai phục những vị trí chiến lược quan trọng.
=> Dưới sự lãnh đạo tài tình của Lý Thường Kiệt đã đoàn kết được lực lượng toàn dân (trong đó các dân tộc ít người đóng góp một phần vô cùng quan trọng), đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Tống một cách vẻ vang.
I. Giai đoạn thứ nhất (1075)
1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta
- Thế kỉ XI, nhà Tống gặp phải khó khăn về kinh tế, chính trị vì thế nhà Tống tiến hành xâm lược Đại Việt để giải quyết tình hình khó khăn trong nước.
- Ở phía Nam, nhà Tống xúi Chăm-pa đánh Đại Việt; ở phía Bắc, quân Tống ngăn cản việc trao đổi buôn bán giữa hai nước, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người.
2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ
Nhà Lý chuẩn bị
- Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy tổ chức kháng chiến.
- Chủ động đánh tan ý đồ tiến công, phối hợp với Chăm-pa đánh Đại Việt của nhà Tống.
- Chủ trương của nhà Lý: tấn công trước để phòng vệ.
Diễn biến
- Tháng 10/1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy quân thủy - bộ, chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống.
+ Mục tiêu: kho lương thành Châu Ung.
+ Đường bộ do Thân Cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy quân dân miền núi đánh vào châu Ung Châu (Quảng Tây).
+ Đường thủy do Lý Thường Kiệt chỉ huy quân đổ bộ vào châu Liêm, châu Khâm (Quảng Đông).
- Sau 42 ngày đêm quân ta đã làm chủ thành Ung Châu.
Ý nghĩa
Quân Tống hoàng mang, rơi vào thế bị động, làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược vào nước ta.
II. Giai đoạn II: Kháng chiến chống xâm lược (cuối 1076 - 3/1077)
1. Kế hoạch kháng chiến
- Bố trí dân binh các dân tộc ít người mai phục trên các con đường hiểm yếu biên giới phía Bắc.
- Một đạo quân thuỷ do Lý Kế Nguyên chỉ huy giữ mạn Đông Bắc, cản thuỷ quân giặc.
- Chủ động xây dựng phòng tuyến sông Cầu kiên cố: tận dụng lợi thế của con sông, Lý Thường Kiệt cho cắm hàng cọc tre dày đặc, đắp tường cao tạo thành thành luỹ, bố trí quân ở trên mặt và đằng sau thành. Một đạo quân lớn nhất do Lý Thường Kiệt chỉ huy, bố trí ở phía sau để yểm trợ cho những vị trí xung yếu khi cần thiết.
* Kháng chiến bùng nổ: Cuối 1076, 30 vạn binh phu của địch tiến vào xâm lược nước ta. Lý Kế Nguyên đánh tan thuỷ quân Tống. Quân ta ở thượng du chặn đánh quyết liệt nhưng không cản được bước tiến của quân thù. Địch tiến đến bờ bắc sông Như Nguyệt.
2. Cuộc chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt
+ Quân địch đóng trên bờ bắc sông Như Nguyệt chờ thuỷ quân. Địch hai lần vượt sông chọc thủng phòng tuyến, bị quân ta đánh tan tác. Địch từ tấn công chuyển sang phòng ngự.
+ Dân binh vùng sau lưng địch chặn đánh các đoàn phu vận chuyển lương thực.
+ Lý Thường Kiệt cử hai hoàng tử Hoằng Chân, Chiêu Văn tấn công doanh trại Quách Quỳ, gây cho địch nhiều thiệt hại và nhằm thu hút sự chú ý của các khối quân địch.
+ Lý Thường Kiệt ban đêm chỉ huy đại quân vượt qua sông, bất ngờ tấn công doanh trại Triệu Tiết. Quân Tống đại bại, bị tiêu diệt đến quá nửa. Bài thơ thần “Nam Quốc Sơn Hà” vang lên từ đền Trương Hống,Trương Hát đã có tác động to lớn, động viên khích lệ tinh thần quân sĩ ta và khiến tinh thần quân địch hoang mang, rệu rã.
- Ý nghĩa : Chiến thắng này làm rung chuyển thế phòng ngự của quân Tống. Là trận quyết chiến chiến lược có ý nghĩa kết thúc chiến tranh.
* Kết thúc chiến tranh: Quân Tống lâm vào tình thế tiến lui đều khó. Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa. Tháng 3- 1077, quân Tống rút lui trong cảnh hỗn loạn. Cuộc kháng chiến thắng lợi.
III. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử
1. Nguyên nhân thắng lợi
- Cuộc kháng chiến của ta mang tính chất chính nghĩa, còn địch mang tính chất xâm lược, phi nghĩa.
- Truyền thống đoàn kết, yêu nước nồng nàn của nhân dân ta.
- Tài năng lãnh đạo, nghệ thuật tiến hành kháng chiến.
2. Ý nghĩa lịch sử
- Đè bẹp ý chí xâm lược của nhà Tống. Nhà Tống phải công nhận nước ta là vương quốc độc lập, trong khoảng 200 năm không dám đụng chạm đến .
- Đó là kết quả của một bước phát triển vượt bậc của dân tộc ta về mọi mặt sau hơn một thế kỷ giành độc lập, của đất nước đang ở thế “rồng cuộn hổ ngồi“.
---------------------------------
Ngoài Vai trò của các dân tộc ít người trong cuộc kháng chiến chống Tống đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.