Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sự giống nhau giữa Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô-gôn là gì?

Sự giống nhau giữa Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô-gôn là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Lịch sử 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Sự giống nhau giữa Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô-gôn là gì?

Câu hỏi: Sự giống nhau giữa Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô-gôn là gì?

  1. Đều là vương triều của người nước ngoài.
  2. Cùng theo đạo Hồi.
  3. Cùng theo đạo Phật.
  4. Đều là những cư dân có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì.

Trả lời:

Chọn đáp án: A. Đều là vương triều của người nước ngoài.

Giải thích:

- Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô-gôn đều là vương triều của người nước ngoài đến xâm lược và thôn tính Ấn Độ.

- Vương quốc Hồi giáo Đê-li là người Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi, còn Vương quốc Mô-gôn của người Mông Cổ theo Ấn Độ giáo.

1. Những trang sử đầu tiên của Ấn Độ thời phong kiến

- Ấn Độ được hình thành trên lưu vực 2 dòng sông lớn : sông Ấn và sông Hằng.

- 2500 năm TCN, đã xuất hiện những thành thị trên lưu vực sông Ấn.

- 1500 năm TCN, hình thành các thành thị trên lưu vực sông Hằng.

- Thế kỉ VI TCN, các thành thị liên kết với nhau cùng với sự ra đời và truyền bá của đạo Phật đã hình thành nhà nước Ma-đa-ga thống nhất hùng mạnh (TK III).

- Thế kỷ IV, vương triều Gúp ta được thành lập.

2. Ấn Độ thời phong kiến

- Thời kì Vương triều Gúp-ta (TK IV-VI): Ấn Độ bước vào thời kì thống nhất, phục hưng và phát triển:

+ Công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi.

+ Thủ công nghiệp phát triển: luyện kim, dệt,...

- Đầu thế kỉ VI, Vương triều Gúp-ta suy yếu và bị diệt vong.

* Vương triều Hồi giáo Đê-li (TK XII – XVI)

- Thế kỉ XII, người Thổ Nhĩ Kì thôn tính Bắc Ấn lập nên vương triều Hồi giáo Đê-li.

+ Quý tộc Hồi giáo cướp đoạt ruộng đất của người Ấn Độ.

+ Thi hành chính sách cấm đạo Hin-đu.

→ Mâu thuẫn dân tộc trở nên căng thẳng.

* Vương triều Mô-gôn:

- Đầu TK XVI, người Mông Cổ tấn công Ấn Độ lập ra vương triều Ấn Độ Mô-gôn.

- Vua A-cơ-ba thi hành nhiều biện pháp nhằm xóa bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa.

- Giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của thực dân Anh.

3. Văn hóa Ấn Độ

- Chữ viết: chữ viết ra đời từ sớm, chữ Phạn là chữ viết chính là nguồn gốc của chữ Hin-đu hiện nay.

- Tôn giáo: Bà La Môn giáo, Hin-đu giáo, Phật giáo.

- Văn học: Nền văn học Hin-đu phát triển với các giáo lí, chính luận, luật phát, sử thi, kịch, thơ,..

+ Kinh Vê-đa bộ kinh cầu nguyện của đạo Bà La Môn và Hin-đu giáo.

+ Sử thi Ra-ma-ya-na, Ma-ha-bha-ra-ta.

- Kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo. Đền, tháp Hin-đu giáo và những ngôi chùa Phật giáo vẫn được lưu giữ đến ngày nay.

---------------------------------

Ngoài Sự giống nhau giữa Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô-gôn là gì? đã được VnDoc.com giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 7

    Xem thêm