Soạn bài Ý nghĩa văn chương VNEN

Soạn văn 7 VNEN bài Ý nghĩa văn chương được giới thiệu trên VnDoc.com. Đây là tài liệu được biên soạn theo chương trình VNEN Ngữ văn 7, bao gồm tổng hợp lời giải và hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi liên quan trong bài, giúp học sinh tiếp thu bài theo nhiều hướng khác nhau và hứng thú với bài học hơn.

A. Hoạt động khởi động.

1. Mỗi nhóm một trong các luận điểm sau và mỗi bạn trong nhóm hãy nói một câu để tạo nên một đoạn văn chứng minh.

  • Học văn rất khó
  • Học văn rất cần thiết
  • Học văn không khó
Bài làm:

VD: Luận điểm: Học văn rất cần thiết

  • Trong đời sống cũng như trong sinh hoạt hàng này,chúng ta dùng văn chương để giao tiếp.
  • Có hiểu văn mới hiểu người
  • Văn học là một thế giới riêng được ghi trên giấy.
  • Thử hỏi nếu thế giới này mà không có văn chương thì không biết như thế nào?
  • Không có văn chương, con người không thể truyền lại cho thế hệ con cháu những gì họ đã học được từ trước đến nay.
  • ....

B. Hoạt động hình thành kiến thức.

1. Đọc văn bản sau: Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG

2. Tìm hiểu văn bản.

a. Theo tác giả, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Việc đưa câu chuyện về một thi sĩ Ấn Độ thể hiện dụng ý gì của tác giả?

b. Trong văn bản, tác giả còn đề cập tới công dụng của văn chương. Công dụng đó là gì?

c. Tác giả đã lập luận như thế nào để thể hiện quan điểm về nguồn gốc, công dụng của văn chương? Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của văn bản.

Bài làm:

a) Theo tác giả, nguồn gốc cốt yếu của ý nghĩa văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật.

  • Việc đưa câu chuyện về một thi sĩ Ấn Độ thể hiện dụng ý:
  • Cách mở bài độc đáo như trên đã thu hút sự chú ý của người đọc.
  • Tác giả mượn câu chuyện này để cắt nghĩa nguồn gốc của văn chương.
  • Văn chương thực sự chỉ xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt trước một con người hoặc một hiện tượng nào đó trong cuộc sống.

b) Công dụng đó là: Hình dung sự sống muôn hình vạn trạng.Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống

c) Tác giả đã lập luận 1 cách chặt chẽ, để thể hiện quan điểm về nguồn gốc, công dụng của văn chương.Đặc sắc nghệ thuật của văn bản: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh. Ví dụ đoạn mở đầu, hay đoạn nói về mãnh lực của văn chương.

C. Hoạt động luyện tập

1. Các nhóm chuẩn bị bài nói (khoảng 5 phút) và trình bày miệng về một trong hai yêu cầu sau:

a. Nói về nhiệm vụ của văn chương, tác giả Hoài Thanh cho rằng:" Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng". Hãy tạo lập một đoạn văn khoảng 6-8 câu để làm sáng tỏ nhận định này.

b. Chứng minh những đặc sắc nghệ thuật trong bài nghị luận của Hoài Thanh dựa trên những gợi ý sau:

Đặc sắc nghệ thuật:

  • Lí lẽ thuyết phục
  • Lối văn giàu hình ảnh, cảm xúc
  • Bố cục mạch lạc, rõ ràng
  • Hình ảnh gợi tả...
Bài làm:

a. Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Văn chương lấy tư liệu từ cuộc sống, phản ánh vào trong tác phẩm một cách chân thật những gì diễn ra trong cuộc sống. Qua văn chương thôi mà chúng ta dường như cũng đã hiểu được cuộc sống. Có thể hiểu được cuộc sống chính là việc thông qua những bài ca dao, những câu tục ngữ, những câu chuyện cổ tích. Qua đó ta như cũng đã thấy rất rõ cuộc sống lao động vất vả, cực nhọc của người lao động ngày xưa và hơn hết đó còn chính là tâm hồn tuyệt đẹp của họ. Hay như nếu ta đọc câu thơ của Bác Hồ đó chính là “Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”, câu thơ đã tái hiện bức tranh phong cảnh đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc sống động, và bức tranh đó dường như cũng thật là gợi cảm, tuyệt đẹp. Và còn rất nhiều những tác phẩm thơ ca chứng minh văn chương chính là tiếng nói phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng quanh chúng ta.

2. Luyện tập viết đoạn văn chứng minh.

a. Chọn một trong những chủ đề sau để viết thành đoạn văn chứng minh (khoảng 6-8 câu)

(1) Văn chương "gây cho ta những tình cảm ta không có"

(2) Văn chương "luyện những tình cảm ta sẵn có"

(3) Trên con đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng.

(4) Về câu nói của người xưa: "Giàu hai con mắt..."

(5) Những người quan trọng nhất trong cuộc đời tôi.

(6) Tôi vẫn còn ích kỉ

b) Trao đổi với bạn bên cạnh và nhận xét đoạn văn của bạn dựa trên những gợi ý.

c. Từ những lỗi mà em phải phát hiện được trong đoạn văn của bạn em hãy đưa ra cách sửa theo suy nghĩ của mình và chia sẻ với bạn điều đó

Bài làm:

a. Sự cần cù chịu khó luôn là yếu tố chính dẫn đến thành công chính vì thế nhà văn lớn người Trung Quốc Lỗ Tấn từng nói: "Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng". Quả thật đây là câu nói vô cùng ý nghĩa bởi nó khuyên con người chúng ta bài học đáng suy ngẫm đó là những kẻ lười biếng không bao giờ chạm tay được tới vinh quang của thành công. Thành công nào đến với ta một cách dễ dàng bởi thành công luôn phải trả giá bằng sự lao động không ngừng nghỉ, mồ hôi và công sức đổ ra. Thành công không phải là con đường dành cho những kẻ biếng nhác. Chỉ những người luôn luôn nỗ lực phấn đấu mới có thể bước trên con đường vinh quang này. Xung quanh ta cũng không thiếu những tấm gương về lòng quyết tâm, sự kiên trì, cố gắng vượt khó vươn lên. Trong lao động, nhà bác học Lương Đình Của là một tấm gương hùng hồn để chứng minh "trên đường thành công không có bước chân của kẻ lười biếng". Để lai tạo ra một giống lúa có năng suất cao, ông phải làm việc vô cùng vất vả, khó nhọc. Từ nhỏ, thị lực của chị cũng đã rất kém nhưng chị vẫn cố gắng học tập và trở thành một học sinh giỏi toàn diện hay còn rất nhiều tấm gương khác như cậu học trò Nguyễn Ngọc Kí, Mạc Đĩnh Chi,... tất cả chính là tấm gương, bài học để chúng ta noi gương và học tập.

D. Hoạt động vận dụng.

1. Tìm hiểu và ghi chép về những con người hoặc những sự việc, cảnh vật,... ở địa phương em sinh sống đã được thể hiện trong các loại hình nghệ thuật (văn, thơ, nhạc, họa,..) đúng như lời nhận xét của Hoài Thanh: Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay

Bài làm:

VD: Thu Điếu- Nguyễn Khuyến

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo

Tầng mây lơ lững, trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo

Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo

2. Chứng minh là phương pháp được vận dụng nhiều để giải quyết các tình huống thực trong thực tiễn. Em hãy ghi lại từ 3 đến 4 tình huống cho thấy nếu sử dụng tốt phương pháp lập luận chứng minh thì ta có thể giải quyết vấn đề hiệu quả.

Bài làm:
  • VD1: Luật sư đưa ra các bằng chứng, chứng minh sự trong sạch của thân chủ. Bên cạnh đưa ra chứng cớ xác thực, luật sư đã lập luận chặt chẽ để chứng minh bản thân chủ không vi phạm những cáo buộc mà phía cảnh sát đưa ra.
  • VD2: Để chứng minh cho câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" giúp học sinh hiểu rõ vấn đề thầy cô đã nêu ra những nguyên nhân, tác hại, hậu quả và lợi ích để học sinh hiểu cần phải tìm tòi học hỏi, đi nhiều nơi để học thêm nhiều điều mà sách vở không có thay vì ngồi ru rú góc nhà.
  • VD3: Cha mẹ dạy con cách nhận biết và lòng biết ơn mỗi khi thấy ai đó làm việc tốt với mình. Lòng biết ơn cũng là chìa khóa của thành công cho con trong cuộc sống sau này. Cha mẹ dùng cách lập luận chứng minh đưa ra nhiều dẫn chứng cụ thể về lòng biết ơn, về các con người biết ơn trong cuộc sống để con thấu hiểu cần biết ơn với những người đã giúp đỡ mình.

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn tài liệu Soạn bài Ý nghĩa văn chương VNEN. Ngữ văn 7 theo chương trình VNEN được biện soạn với nhiều hoạt động khác nhau như hoạt động khởi động, hoạt động luyện tập, hoạt động vận dụng, giúp các em học sinh tiếp thu bài nhanh, có sự liên hệ tới thực tế đời sống, hứng thú với bài học, từ đó học tốt Ngữ văn 7 hơn.

Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
7 1.888
Sắp xếp theo

Soạn Ngữ văn 7 VNEN

Xem thêm