Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cảnh khuya và Rằm tháng giêng

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 7: Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 7.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1/ Tìm hiểu chung bài Cảnh khuya và Rằm tháng giêng

a/ Tác giả

- Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 02/09/1969)

- Là vị lãnh tụ tài ba vĩ đại của dân tộc Việt Nam, lại vừa là một nhà thơ xuất sắc.

- Người sinh tại làng Sen Kim Liên – Nghệ An.

- Xuất thân từ một gia đình nho học.

- Ngay từ nhỏ đã được tiếp xúc với tư tưởng cách mạng.

- Người có tấm lòng nhân hậu dễ đồng cảm xúc động, là một người yêu thiên nhiên và yêu con người.

- Tác phẩm tiêu biểu: "Nhật kí trong tù", thơ chữ hán và tập thơ chữ Nôm, văn chính luận, truyện kí.

⇒ Nhà văn lớn, Danh nhân văn hóa thế giới.

b/ Tác phẩm

Xuất xứ

+ Bài thơ được sáng tác vào những năm đầu kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc.

+ "Cảnh khuya": 1947.

+ "Rằm tháng giêng": 1948.

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt (cả 2 bài)

- Dịch thơ: "Rằm tháng giêng" thể lục bát

Bố cục

"Cảnh khuya" Chia làm 2 phần

+ Phần 1 (2 câu thơ đầu): Cảnh khuya tại chiến khu Việt Bắc.

+ Phần 2 (Còn lại): Tâm trạng của nhà thơ.

- "Rằm tháng giêng" chia làm 2 phần

+ Phần 1 (2 câu thơ đầu): Cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông Việt Bắc

+ Phần 2 (Còn lại): Hình ảnh con người.

- Đặc điểm chung của hai bài thơ

+ Cùng tác giả

+ Cùng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

+ Cùng hoàn cảnh sáng tác

+ Cùng kết hợp miêu tả và biểu cảm trong thơ

Nội dung

- Hai bài thơ miêu tả cảnh trăng ở khu Việt Bắc, tình cảm thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái lạc quan, ung dung của Bác Hồ.

- Hai bài thơ có nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, có màu sắc cổ điển mà bình dị tự nhiên.

2/ Đọc - hiểu văn bản Cảnh khuya

a/ Bức tranh thiên nhiên cảnh khuya nơi chiến khu Việt Bắc

- So sánh: Tiếng suối - tiếng hát.

→ Cảnh gần gũi với con người, trẻ trung, sống động.

- Điệp từ, nhân hoá: “lồng”

→ Lộng lẫy, nhiều đường nét, hình khối, giao hòa, giao cảm.

⇒ Có nhạc, có họa.

b/ Tâm trạng của Bác

- So sánh, điệp từ: "Chưa ngủ"

+ Mãi ngắm cảnh đẹp

+ Lo việc nước

→ Hài hòa chất nghệ sĩ và chất chiến sĩ.

* Tổng kết

Nghệ thuật

- Viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

- Kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại.

- Lời thơ tự nhiên gợi cảm.

- Sử dụng các biện pháp tu từ (so sánh, điệp từ) đạt hiệu quả cao.

- Sáng tạo nhịp điệu ở câu 1 và 4.

Nội dung: Thể hiện sự gắn bó hòa hợp giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước.

3/ Đọc - hiểu văn bản Rằm tháng giêng

a/ Cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông Việt Bắc

- Không gian: Cao rộng, bát ngát.

- Điệp từ: "Xuân"

→ Cảnh vật lộng lẫy, trong trẻo, trẻ trung, đầy sức sống.

b/ Hình ảnh con người

- "Bàn việc quân"

→ Yêu quê hương, cách mạng.

- "Trăng đầy thuyền".

→ Phong thái ung dung, lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng.

⇒ Chất thép hài hòa chất nghệ sĩ trong tâm hồn Bác.

* Tổng kết

Nghệ thuật

- Viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

- Kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại.

- Ngôn từ tự nhiên, bình dị và gợi cảm.

- Sử dụng các biện pháp (so sánh, điệp từ, liên tưởng) đạt hiệu quả cao.

Nội dung

- Cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc tràn đầy sức sống

- Thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.

4/ Bài tập minh họa bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng

Đề bài 1: Phân tích bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.

1/ Mở bài

Giới thiệu sơ lược tác giả, tác phẩm

- Tác giả

+ Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ tài ba vĩ đại của dân tộc Việt Nam, lại vừa là một nhà thơ xuất sắc.

+ Người sinh tại làng Sen Kim Liên – Nghệ An.

+ Xuất thân từ một gia đình nho học.

+ Ngay từ nhỏ đã được tiếp xúc với tư tưởng cách mạng.

+ Người có tấm lòng nhân hậu dễ đồng cảm xúc động, là một người yêu thiên nhiên và yêu con người.

+ Tác phẩm tiêu biểu: "Nhật kí trong tù", thơ chữ hán và tập thơ chữ Nôm, văn chính luận, truyện kí.

- Tác phẩm

+ Hoàn cảnh sáng tác

+ Bài thơ được sáng tác vào những năm kháng chiến chống Pháp.

+ Khi ấy Hồ Chí Minh còn đang lo cho các cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp.

+ Vì không ngủ được nên Bác bầu bạn với thiên nhiên. Bác đã viết lên bài thơ này.

+ Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.

+ Nhan đề: "Cảnh khuya" → Bức tranh thiên nhiên cảnh khuya.

2/ Thân bài

a/ Bức tranh thiên nhiên cảnh khuya nơi chiến khu Việt Bắc

- Bức tranh thiên nhiên giống như một bức tranh động chứ không phải bức tranh tĩnh.

- Mở đầu bằng âm thanh của tiếng suối: tiếng suối trong rừng xa xa vọng lại như tiếng hát của người con gái trong trẻo ngân vang.

+ Ở đây ta nhận thấy sự thay đổi của tiêu chuẩn cái đẹp, trước kia thiên nhiên làm chuẩn mực để nói về vẻ đẹp của con người còn trong thơ bác con người làm chuẩn mực để chỉ cái đẹp của thiên nhiên.

+ Tiếng suối róc rách êm tai trong trẻo như tiếng một cô gái đang hát. Dường như ta cũng cảm nhận được sự chuyển động của suối.

+ Ánh trăng đêm khuya tạo thành những bóng hoa trên mặt đất.

+ Điệp từ “lồng” nhấn mạnh vào sự xuyên tỏa của ánh sáng trăng khuya.

⇒ Cảnh vật thiên nhiên hiện lên mang vẻ đẹp của sự trầm mặc, huyền ảo của ánh trăng khuya. Nó không chỉ có màu sắc vàng yên ả mà nó còn có âm thanh của tiếng suối chảy róc rách trong trẻo như tiếng người em gái. Nói chung thiên nhiên vô cùng bình yên êm đềm.

b/ Bức tranh tâm trạng của nhà thơ

- Câu thơ thứ ba có dấu phẩy ở giữa như cắt ngang hai sự đối lập nhau.

- Đối với thiên nhiên hiền hòa lung linh yên bình đẹp như vẽ kia là tâm trạng của nhà thơ. Đó là một tâm trạng đầy bất trắc, âu lo không yên bình.

- Người vẫn chưa ngủ chỉ có chưa ngủ thì mới có thể tả hết được cảnh đẹp đêm khuya được.

- Không phải người thức để ngắm cảnh mà vì Người đang lo nỗi nước nhà.

⇒ Trái ngược với sự hài hòa của thiên nhiên là tâm trạng đầy âu lo của nhà thơ, lo ngày mai chiến tranh, lo ngày mai có giành được độc lập cho dân tộc hay không.

3/ Kết bài

- Bài thơ vừa vẽ lên bức tranh thiên nhiên tại chiến khu Việt Bắc hiền hòa với màu sắc của ánh trăng, sống động trong trẻo với âm thanh của tiếng suối, lại vừa thể hiện tâm trạng âu lo của nhà thơ.

- Hai bức tranh thiên nhiên và con người trái ngược nhau nhưng càng nhấn mạnh vào tình yêu thiên nhiên và con người của nhà thơ.

Đề bài 2: Cảm nghĩ bài thơ "Rằm tháng giêng" của Hồ Chí Minh.

1/ Mở bài

- Giới thiệu những hiểu biết về Bác Hồ

- Giới thiệu bài thơ "Rằm tháng giêng" và cảm nghĩ khái quát về bài thơ

2/ Thân bài

Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ

"Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"

- Thời gian và không gian trong 2 câu thơ đầu tràn ngập vẻ đẹp và sức xuân

+ "Rằm xuân"

→ Mặt trăng tròn đầy, ánh trăng bao trùm vạn vật trong đêm nguyên tiêu

⇒ Có cảm giác ánh trăng chưa bao giờ đẹp và tròn như thế

"Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"

- Dưới ánh trăng, điệp từ "xuân" gợi hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống của mùa xuân: Cây cối, sông nước, bầu trời, mây gió ,... trong đêm rằm đầu năm.

+ Cảnh vừa có chiều cao của ánh trăng vừa có chiều rộng của sông nước "tiếp" giáp với bầu trời → Tạo ra không gian bao la vô tận

- Hai câu thơ không tả mà giàu sức gợi hình ảnh, gợi màu sắc dù nó là bức tranh về cảnh khuya có 2 gam màu trắng và đen, sáng tối

⇒ Người đọc thích thú khi hình dung cảnh đêm xuân đẹp bao nhiêu thì càng cảm phục cái tài thơ của Bác bấy nhiêu ... Giữa dòng bàn bạc việc quân

- Chuyển ý

+Trong khung cảnh nên thơ ấy, giữa nơi mịt mù khói sóng Bác Hồ đang làm gì?

+ Ánh trăng tuyệt đẹp kia không thể làm Bác xao lãng việc nước, việc quân Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

+ Khuya rồi vậy mà trăng vẫn "mãn thuyền" vẫn ngân nga đầy thuyền

+ Trăng tràn ngập khắp nơi, tràn cả không gian rộng lớn, vẫn chờ, vẫn đợi cho dù Bác có bận đến đâu

+ Thuyền lờ lững xuôi dòng trong đêm co trăng đồng hành như một người bạn chung thủy sâu sắc

→ Thật hạnh phúc

- Trăng gắn bó với người nghệ sĩ biết thưởng lãm, biết trân trọng vẻ đẹp của trăng

- Trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn gian khổ, ta vẫn cảm nhận sự hòa hợp kì diệu giữa cảnh và người

→ Thể hiện phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của Bác về tương lai đất nước tươi sáng

⇒ Kính yêu Bác hơn

3/ Kết bài

- Bài thơ "Rằm tháng giêng" giúp em hình dung một cách cụ thể bức tranh đêm trăng trên sông nước thật đẹp.

- Hiểu thêm tấm lòng yêu dân, yêu nước, yêu thiên nhiên sâu sắc của vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc.

---------------------------------------------

Với nội dung bài Cảnh khuya và Rằm tháng giêng các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác…

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 7: Cảnh khuya và Rằm tháng giêng. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 7, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 7, Soạn bài lớp 7, Văn mẫu lớp 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 7, Soạn văn 7 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
21
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Ngữ văn 7 CTST

    Xem thêm