Bạn đến chơi nhà

Lý thuyết Ngữ văn 7: Bạn đến chơi nhà được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 7.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1/ Tìm hiểu chung bài thơ Bạn đến chơi nhà

a/ Tác giả

- Nguyễn Khuyến là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học trung đại Việt Nam.

- Thuở nhỏ thông minh lớn lên học rộng hiểu nhiều nên đã thi đỗ tiến sĩ.

- Ban đầu thì Nguyễn Khuyến cũng thi hỏng nhưng lần sau ông thi đỗ cả ba kì thi Hương Hội Đình nên người đời gọi ông là tam Nguyên yên đổ.

- Tuy nhiên khi ấy thực dân Pháp sang xâm lược nước ta cùng với những phong trào Tây hóa, ông chán ghét quan trường nên cáo quan về quê ở ẩn.

- Các sáng tác của Nguyễn Khuyến chia làm hai mảng chính:

+ Mảng thơ trữ tình: chùm thơ thu và những bài thơ về nông thôn, nông dân.

+ Mảng thơ trào phúng: tiến sĩ giấy…

b/ Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác: Nguyễn Khuyến cáo quan về quê sống với ruộng vườn dân dã, đến một hôm có người bạn tri kỉ đến chơi nhà nhưng không có gì thiết đãi bạn nhà thơ làm bài thơ này tự cười chính bản thân mình.

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật.

- Bố cục: Chia làm 3 phần

+ Phần 1 (1 câu đầu): Giới thiệu sự việc.

+ Phần 2 (6 câu tiếp): Hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến chơi.

+ Phần 3 (câu cuối): Tình bạn thắm thiết, chân thành.

2/ Đọc - hiểu văn bản Bạn đến chơi nhà

a/ Câu thơ đầu: Giới thiệu sự việc

"Đã bấy lâu nay, bác tới nhà"

- "Đã bấy lâu nay": chỉ thời gian đã qua lâu rồi

- "Bác tới nhà": chỉ sự việc bạn đến thăm

+ Cách giới thiệu giản dị, gần gũi với cuộc sống

+ Giọng điệu vội vã, chân thành, cởi mở.

+ Dấu (,) tách hai câu thơ làm 2 vế như 1 lời reo vui, đón khách, thể hiện sự xúc động nghẹn ngào.

→ Câu thơ tự nhiên như một lời chào

- Cách xưng hô "bác" thể hiện sự thân tình, gần gũi và tôn trọng bạn bè.

→ Quan hệ chủ và khách rất thân mật.

⇒ Niềm vui bất ngờ, tỏ ý trân trọng quý mến bạn.

b/ Sáu câu thơ giữa: Hoàn cảnh tiếp đãi bạn

- Hoàn cảnh

+Trẻ đi vắng

+ Chợ – xa

+ Ao sâu nước cả – khôn chài cá

+ Vườn rộng, rào thưa – khó đuổi gà

+ Cải – chửa ra bông

+ Cà – mới nụ

+ Bầu – vừa rụng rốn

+ Mướp – đương hoa

+ Trầu – không có → Lễ nghi tiếp khách tối thiểu cũng không có.

→ Đó là sự thật về hoàn cảnh, thiếu thốn về vật chất.

- Nghệ thuật: Lối nói hóm hỉnh, đùa vui

⇒ Cường điệu cuộc sống đạm bạc, thiếu thốn của mình.

=> Trọng tình nghĩa hơn vật chất, tin ở sự cao cả của tình bạn.

c/ Câu thơ cuối: Tình bạn giữa hai người

"Bác đến chơi đây ta với ta"

- "Ta": chủ nhà (tác giả)

- "Ta": khách (bạn)

→ Chủ và khách không còn khoảng cách, chỉ còn "ta với ta" hai người đã là một.

⇒ Gắn bó hòa hợp, vui vẻ.

⇒ Tình bạn đậm đà, hồn nhiên, dân dã, chân thành vượt lên trên vật chất tầm thường.

* Tổng kết

Nghệ thuật: Phép đối, nói quá, liệt kê, ngôn ngữ giản dị

Nội dung: Cảm xúc chân thành tự nhiên về tình bạn gắn bó thủy chung son sắc.

3/ Bài tập minh họa bài Bạn đến chơi nhà

Đề bài: Phân tích bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến.

1/ Mở bài: Giới thiệu sơ lược

a/ Tác giả

- Nguyễn Khuyến là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học trung đại Việt Nam.

- Thuở nhỏ thông minh lớn lên học rộng hiểu nhiều nên đã thi đỗ tiến sĩ.

- Ban đầu thì Nguyễn Khuyến cũng thi hỏng nhưng lần sau ông thi đỗ cả ba kì thi Hương Hội Đình nên người đời gọi ông là tam Nguyên yên đổ.

- Tuy nhiên khi ấy thực dân Pháp sang xâm lược nước ta cùng với những phong trào Tây hóa, ông chán ghét quan trường nên cáo quan về quê ở ẩn.

- Các sáng tác của Nguyễn Khuyến chia làm hai mảng chính:

+ Mảng thơ trữ tình: chùm thơ thu và những bài thơ về nông thôn, nông dân.

+ Mảng thơ trào phúng: tiến sĩ giấy…

b/ Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác: Nguyễn Khuyến cáo quan về quê sống với ruộng vườn dân dã, đến một hôm có người bạn tri kỉ đến chơi nhà nhưng không có gì thiết đãi bạn nhà thơ làm bài thơ này tự cười chính bản thân mình.

- Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật.

2/ Thân bài

a/ Hai câu thơ đầu: Giới thiệu hoàn cảnh bạn đến chơi với nhà.

- “Đã bấy lâu nay” → Một khoảng thời gian đã lâu hai người không gặp nhau.

- Người bạn tri kỉ bấy lâu nay chưa gặp nay bỗng đến thăm nhau trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Tuy nhiên nhà thơ cảm thấy vui khi mà người ta còn nhớ đến mình và đến thăm mình.

- Nhưng trái ngược với tình cảm đáng quý ấy là sự tiếp đón của nhà thơ.

- Hoàn cảnh gặp phải là những người trẻ trong gia đình ông đi vắng, đi chợ ở xa.

⇒ Hai câu thơ giới thiệu hoàn cảnh những người bạn đến thăm nhau, quý mến nhau nhưng thực tại khó khăn thì lại quá đáng buồn. Chẳng mấy khi có thời gian đến thăm nhau mà không có ai ở nhà để tiếp đãi.

b/ Năm câu thơ tiếp: Hoàn cảnh khi bạn đến chơi nhà.

- Tác giả nêu lên những cái có trong nhà nhưng lại có những cái khó khăn trong đó:

- Cái có: ao, vườn, cá, gà, cải, cà, mướp, bầu.

- Cái khó khăn: ao thì sâu không thể bắt cá, vườn rộng khó đuổi gà, những loại rau củ đều đang ở mức tiềm năng đang ra hoa chưa có quả để ăn

→ Bằng việc liệt kê những thứ có mà lại khó làm như thế tác giả muốn thể hiện sự khó khăn và sự thiếu thốn trong việc tiếp đãi người bạn thân yêu của mình. Nói như thế nhưng dường như ta cảm nhận được rằng không phải vườn rộng cũng chẳng phải ao sâu mà có thể không có những thứ ấy để tiếp đãi bạn của mình.

- Ngay cả miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có.

⇒ Sự thiếu thốn trong việc tiếp đãi bạn bè, vật chất không có.

c/ Câu thơ cuối

- Bác đến chơi chỉ có ta với ta.

- Từ ta được nhắc lại hai lần, ta thứ nhất là nhà thơ, ta thứ hai là bạn của nhà thơ.

- Xua tan những cái vật chất kia bạn bè đến với nhau chỉ có tình cảm làm trò chuyện.

3/ Tổng kết

- Bài thơ thể hiện cuộc sống dân dã của nhà thơ khi cáo quan về quê, sống bình dị yên lành không có mâm cao cỗ đầy để tiếp bạn chỉ có tình cảm thắm thiết chân thành để đáp lại tình cảm bạn đến chơi nhà mà thôi.

- Tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nói quá, phóng đại… để nhấn mạnh vào sự dân dã nơi làng quê, Vật chất bị gạt đi thay vào đó là tình cảm tình bằng hữu thăng hoa.

---------------------------------------------

Với nội dung bài Bạn đến chơi nhà các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, nội dung và giá trị nghệ thuật, nhân đạo được gửi gắm qua tác phẩm Bạn đến chơi nhà…

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 7: Bạn đến chơi nhà. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 7, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 7, Soạn bài lớp 7, Văn mẫu lớp 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 7, Soạn văn 7 siêu ngắn. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
8 4.130
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Ngữ văn 7 CTST

    Xem thêm