Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng

Lý thuyết Ngữ văn 7: Đức tính giản dị của Bác Hồ được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 7.

1. Tìm hiểu chung bài Đức tính giản dị của Bác Hồ

a. Tác giả Phạm Văn Đồng

- Phạm Văn Đồng (1906 - 2000)

- Quê: Ở xã Đức Tân - Mộ Đức - Quảng Ngãi.

- Cuộc đời:

  • Ông là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hóa lớn.
  • Ông tham gia cách mạng năm 1925, giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
  • Ông từng là Thủ tướng Chính Phủ trên 30 năm.
  • Ông có nhiều công trình, bài nói và bài viết sâu sắc về văn hóa, văn nghệ, về chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa của dân tộc.

b. Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ

- Tác phẩm: Đoạn văn Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ vài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa văn khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại - diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1980)

- Bố cục: chia làm 2 phần

  • Phần 1. Từ đầu đến.... “thanh bạch, tuyệt đẹp”: Cuộc sống giản dị và khiêm tốn của Bác.
  • Phần 2. Còn lại: Chứng minh cuộc sống giản dị của Bác bằng dẫn chứng và lí lẽ.

2. Đọc - hiểu văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ

a. Nhận định về đức tính giản dị của Bác Hồ

  • “Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác” → luận điểm của văn bản.
  • Đời sống cách mạng to lớn và đời sống hàng ngày giản dị hằng ngày: Trong sáng, thanh bạch tuyệt đẹp.
  • Thể hiện niềm tin của tác giả vào nhận định của mình và sự ngợi ca đối với Bác.

b. Những biểu hiện của đức tính giản dị của Bác Hồ

- Giản dị trong lối sống

- Giản dị trong tác phong sinh hoạt:

  • Bữa cơm của Bác: Bữa ăn vài ba món, lúc ăn không để rơi vãi, ăn xong bao giờ bát cũng sạch, thức ăn được xếp tươm tất. → Ăn uống đạm bạc, ngoài ra Bác còn thể hiện sự quý trọng kết quả sản xuất của con người, kính trọng người phục vụ.
  • Cái nhà sàn nơi Bác ở: Nhà sàn chỉ vài ba phòng, lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương hoa vườn. → Đơn sơ, thanh bạch, tao nhã

- Giản dị trong quan hệ với mọi người:

  • Viết thư cho một đồng chí.
  • Nói chuyện với các cháu miền Nam.
  • Đi thăm nhà tập thể của công nhân từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn.
  • Việc gì tự làm được thì không cần người khác giúp.
  • Đặt tên cho người phục vụ: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi.

- Giản dị trong cách nói và viết

  • Dẫn những câu nói của Bác: Không có gì quý hơn độc lập tự do; Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi.

→ Đó là những câu nói nổi tiếng, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc. Mọi người dân đều biết, đều thuộc và hiểu câu nói này.

  • Bình luận về cách nói giản dị đó: Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

→ Đề cao sức mạnh phi thường của lối nói giản dị mà sâu sắc của Bác, đó là sức mạnh khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng trong quần chúng nhân dân .

c. Nội dung và nghệ thuật văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ

- Nghệ thuật

  • Chứng minh kết hợp với bình luận và biểu cảm.
  • Dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục
  • Lập luận theo trình tự hợp lí.
  • Giọng văn sôi nổi, nồng nhiệt.

- Nội dung

  • Ca ngợi đức tính giản dị của Bác Hồ.
  • Bài học về việc học tập, rèn luyện, noi theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

3. Soạn bài đức tính giản dị của bác Hồ

4. Cảm nhận của em về bài Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng

Tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ do Phạm Văn Đồng chắp bút là một áng văn nghị luận giàu giá trị. Nó giúp cho những thế hệ mai sau, không có may mắn gặp Bác trực tiếp, được hiểu hơn về nét đẹp giản dị trong lối sống của Bác Hồ.

Bác Hồ là một vị lãnh tụ, nhưng Người khác hoàn toàn so với những vị lãnh tụ khác trên thế giới. Bởi Bác luôn giữ cho mình một lối sống giản dị. Từ trong lời ăn tiếng nói, phong cách ăn mặc hằng ngày cho đến cả cách ứng xử với người khác.

Là Chủ tịch nước, nhưng Bác chỉ sống trong một căn nhà sàn nhỏ, với các đồ vật giản đơn, bình thường. Những bữa ăn của Bác cũng chỉ gồm ba món. Khi ăn, Bác luôn quý trọng từng hạt cơm, tuyệt không để rơi vãi. Thức ăn còn dư thì được cất lại gọn gàng. Áo quần, giày dép của Bác cũng ít ỏi lắm, chỉ cần còn mặc được thì dù có cũ cũng không bị vất đi.

Tuy bận rộn với việc nước, nhưng Bác vẫn tự chăm lo cho cuộc sống của mình. Chẳng cần kẻ hầu người hạ. Không những thế, Bác còn dành thời gian tự tay chăm sóc cho vườn cây, ao cá cạnh nhà. Điều đó khiến người dân càng thêm yêu quý và kính trọng Bác.

Sự giản dị của Bác còn được thể hiện qua những lời nói và phong cách ứng xử hằng ngày. Tùy từng trường hợp mà có chút sự thay đổi cho phù hợp. Tuy nhiên, với bà con nhân dân, với các em thiếu nhi, lời Bác luôn mộc mạc và dễ hiểu. Bởi cốt là Bác muốn truyền tới mọi người tình cảm chân thành của mình.

Bác chọn cho mình lối sống giản dị, là chọn cách sống hòa hợp giữa cá nhân và tập thể, giữa con người và thiên nhiên, giữa sự đơn giản và phong phú. Chứ không phải là sống một cách ẩn dật, chẳng màng thế sự như các bậc hiền triết ngày xưa. Lối sống đáng quý ấy, đã được tác giả Phạm Văn Đồng thể hiện rõ nét trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ.

5. Nêu cảm nghĩ của em về Đức tính giản dị của Hồ Chí Minh trong văn bản "Đức tính giản dị của Hồ Chí Minh" của Phạm Văn Đồng

1. Mở bài: Giới thiệu về đức tính giản dị

Mẫu: Việt Nam ta luôn có truyền thống yêu nước, dung cảm, bất khuất,…. Một dân tộc tràn đầy sức sống và niềm tin mãnh liệt. Một đức tính vô cùng tốt đẹp của dân tộc được lưu truyền từ đời này đến đời khác, qua bao thế hệ đó là đức tính giản dị. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về đức tính giản dị của con người Việt Nam.

2. Thân bài

- Giải thích thế nào là giản dị:

  • Giản dị là có lối sống phù hợp với hoàn cảnh với cuộc sống của mỗi chúng ta.
  • Không sống xa hoa, lãng phí, ăn chơi trác táng.
  • Lối sống này dễ hòa nhập với con người do cùng hoàn cảnh và cuộc sống

- Lối sống giản dị:

  • Là lối sống đẹp, không khoa trương, không diện nhưng dễ thu hút lòng người
  • Chúng ta cần tu dưỡng và rèn luyện để có lối sống giản dị
  • Giản dị là một biểu hiện trong cuộc sống
  • Là một đạo đức, truyền thống của dân tộc Việt Nam

- Biểu hiện của lối sống giản dị:

  • Trong cuộc sống:
    • Ăn uống bình thường, không xa xỉ
    • Ăn mặc giản dị, đường hoàng
    • Có lối sống giản dị
    • Đối xử tốt với mọi người xung quanh
  • Trong lối sống:
    • Hòa nhã với mọi người
    • Đối xử tốt với mọi người
    • Yêu thương và giúp đỡ người khác

- Ví dụ về tấm gương đức tính giản dị: Bác Hồ có lối sống giản dị, từ ăn uống đến cách ăn mặc….

3. Kết bài

  • Nêu cảm nghĩ của em về đức tính giản dị
  • Chúng ta nên có lối sống giản dị
  • Học tập những tấm gương giản dị

---------------------------------------------

Với nội dung bài Đức tính giản dị của Bác Hồ các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và nghệ thuật, bài học được rút ra từ tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ do Phạm Văn Đồng sáng tác…

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 7: Đức tính giản dị của Bác Hồ. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 7, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 7, Soạn bài lớp 7, Văn mẫu lớp 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 7, Soạn văn 7 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
29
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Ngữ văn 7 CTST

    Xem thêm