Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức năm 2024 - Đề 3

Mời các bạn tham khảo Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề 3 do VnDoc đăng tải sau đây. Đề thi cuối học kì 2 Văn 7 có đầy đủ đáp án và ma trận, là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề và ôn luyện cho học sinh. Tài liệu gồm các câu hỏi hay giúp các em ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi cuối kì 2 lớp 7 sắp tới đạt kết quả cao. Mời các bạn tải về tham khảo chi tiết sau đây.

1. Ma trận đề thi học kì 2 Văn 7 KNTT

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

- Văn bản thông tin

5

0

3

0

0

2

0

60

2

Viết

Phân tích một nhân vật văn học

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

25

5

15

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

2. Bản đặc tả đề thi Văn 7 học kì 2

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/ Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

- Văn bản thông tin

Nhận biết:

- Nhận biết được thông tin cơ bản của văn bản thông tin.

- Nhận biết được địa điểm, lịch sử hình thành, ý nghĩa, thông điệp của lễ hội.

- Nhận biết địa danh, ngành nghề gắn với lễ hội.

- Xác định được thành ngữ.

Thông hiểu:

- Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của văn bản.

- Chỉ ra được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản thông tin.

- Chỉ ra được tư tưởng gửi gắm qua văn bản

- Giải thích được ý nghĩa của từ.

Vận dụng:

- Đánh giá được ý nghĩa của văn bản.

- Rút ra được những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản.

5 TN

3TN

2TL

2

Viết

Phân tích một nhân vật văn học

Nhận biết: Xác định đúng kiểu bài văn phân tích một nhân vật văn học, biết lựa chọn một nhân vật trong cuốn sách hoặc tác phẩm cụ thể để phân tích.

Thông hiểu: Tìm ý và sắp xếp ý theo đúng trình tự bài văn phân tích một nhân vật văn học.

Vận dụng: Viết được các đoạn văn (MB, KB,...)

Vận dụng cao:

Viết được bài văn phân tích một nhân vật văn học.

1TL*

Tổng

5TN

3TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

30

30

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

3. Đề thi Văn 7 học kì 2 Kết nối tri thức

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn

Trong hàng ngàn lễ hội truyền thống khắp các vùng miền cả nước, một lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông sâu sắc, đề cao vai trò sản xuất nông nghiệp của các bậc quân vương xưa là lễ hội Tịch điền (có nghĩa là đích thân vua đi cày ruộng) do vua Lê Đại Hành là người khởi xướng. Trải qua hơn 1.000 năm, lễ hội này ngày nay được tái hiện ở chân núi Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, với những sá cày cùng tiếng trống khai hội xuống đồng rộn ràng những ngày đầu năm mới.

Lịch sử ghi lại mùa xuân năm Đinh Hợi (năm 987), lần đầu tiên vua Lê Đại Hành cùng văn võ bá quan làm lễ tế thần nông và đích thân xuống đồng cày ruộng để khuyến khích người dân chăm chỉ làm ăn. Kể từ đó, các triều đại sau: từ Lý, Trần, đến triều Lê, Nguyễn đều tổ chức lễ hội Tịch điền một cách thành kính, trang trọng, cầu mùa màng bội thu, khuyến khích mở mang nông trang. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, lễ hội Tịch điền đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa tâm linh quan trọng, là di sản văn hóa của dân tộc.

Lễ hội Tịch điền có ý nghĩa đặc biệt. Những vị vua đức cao vọng trọng đã cởi bỏ long bào, mặc quần áo nông dân, lội ruộng xuống đồng cùng trâu cày như những lão nông. Hành động ấy không chỉ thể hiện tư tưởng “gần dân” của các bậc quân vương, hơn thế nữa là sự quan tâm, coi trọng đặc biệt với những người nông dân chân lấm tay bùn, với phát triển sản xuất nông nghiệp của nước nhà. Đối với một quốc gia có nền văn minh lúa nước hàng ngàn năm như nước ta, điều đó càng có ý nghĩa sâu sắc.

Thông điệp từ lễ hội Tịch điền cũng là lời nhắc nhở của các bậc tiền nhân đến thế hệ ngày nay, hãy nhớ đến công ơn của cha ông trong việc khai phá ruộng đồng, trồng cấy lúa ngô mà tích cực và chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp - một thế mạnh của nước nhà.

(Cổng Thông tin Điện tử tỉnh Hà Nam – www.hanam.gov.vn)

Hãy chọn đáp án đúng:

Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn” thuộc loại văn bản nào?

A. Văn bản biểu cảm

B. Văn bản nghị luận

C. Văn bản thông tin

D. Văn bản tự sự.

Câu 2: Văn bản “Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn” cung cấp được những thông tin cơ bản nào?

A. Tên gọi, địa điểm, lịch sử hình thành, ý nghĩa, thông điệp

B. Thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức

C. Nguồn gốc, địa điểm, ý nghĩa

D. Thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức, ý nghĩa.

Câu 3: “Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn” thuộc tỉnh nào?

A. Nam Định

B. Phú Thọ

C. Bắc Ninh

D. Hà Nam.

Câu 4: “Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn” nhắc đến nghề nào của nước ta?

A. Công nghiệp

B. Thương nghiệp

C. Nông nghiệp

D. Lâm nghiệp.

Câu 5: Câu văn “Những vị vua đức cao vọng trọng đã cởi bỏ long bào, mặc quần áo nông dân, lội ruộng xuống đồng cùng trâu cày như những lão nông.” có mấy thành ngữ?

A. Một C. Ba

B. Hai D. Bốn.

Câu 6: “Tịch điền” nghĩa là gì?

A. Vua đi cày

B. Miếng ruộng vua tự mình cày hằng năm theo tục lệ thời phong kiến

C. Vua cày ruộng

D. Ruộng do vua cày.

Câu 7: “Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn” nhắc đến truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam ta?

A. Tương thân tương ái

B. Uống nước nhớ nguồn

C. Tôn sư trọng đạo

D. Lá lành đùm lá rách

Câu 8: Tư tưởng nào được thể hiện thông qua Lễ hội Tịch điền nói chung?

A. Vì dân, lo cho dân, cầu mưa thuận gió hòa.

B. Gần dân, lo cho dân, cầu được mùa

C. Gần dân, quan tâm đến dân

D. Gần dân, quan tâm, coi trọng nông dân với phát triển sản xuất nông nghiệp.

Câu 9: Theo em, lễ hội Tịch điền có ý nghĩa gì trong cuộc sống của người Việt Nam ta?

Câu 10: Em hãy nêu một số việc cần làm để thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã có công dựng nước và giữ nước?

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Viết một bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách hoặc tác phẩm đã đọc.

4. Đáp án Đề thi cuối kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

C

0,5

2

A

0,5

3

D

0,5

4

C

0,5

5

A

0,5

6

B

0,5

7

B

0,5

8

D

0,5

9

HS nêu được ý nghĩa: Lễ hội Tịch điền mang ý nghĩa khuyến nông sâu sắc, đề cao vai trò sản xuất và phát triển nông nghiệp, cầu mùa màng bội thu,...

1,0

10

HS nêu được ít nhất 02 việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã có công dựng nước và giữ nước.(Một số lễ hội để tưởng nhớ, ghi ơn các anh hùng dân tộc; thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ; chăm sóc, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng...)

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: Mở bài, thân bài, kết bài

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách hoặc tác phẩm đã đọc (Nhân vật Dế Mèn, Hoàng tử bé,...)

0,25

c. Triển khai bài văn theo trình tự hợp lí

HS triển khai bài văn theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác giới thiệu, bàn luận, kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm. Sau đây là một số gợi ý:

- Giới thiệu về nhân vật và nêu ấn tượng ban đầu của em về nhân vật.

- Phân tích nhân vật:

+ Bối cảnh làm nổi bật nhân vật

+ Những đặc điểm nổi bật của nhân vật thể hiện qua tác phẩm (ngoại hình, ngôn ngữ, suy nghĩ, hành động...)

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật (sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ...)

+ Ý nghĩa của hình tượng nhân vật.

- Khẳng định tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật; nêu những suy nghĩ, bài học rút ra.

2,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo; lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.

0,5

Chia sẻ, đánh giá bài viết
19
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức

    Xem thêm