Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức năm 2024 - Đề 4

Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề 4 bao gồm đề thi, đáp án, ma trận và bảng đặc tả đề thi. Các thầy cô giáo có thể tham khảo ra đề và làm tài liệu ôn luyện cho học sinh. Tài liệu gồm nhiều câu hỏi hay, bám sát chương trình học cho các em ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi cuối kì 2 lớp 7 sắp tới.

Ma trận đề thi học kì 2 Văn 7 KNTT

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Bài thơ năm chữ

3

0

5

0

0

2

0

60

2

Viết

Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Bản đặc tả đề thi Văn 7 học kì 2

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/ Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Bài thơ năm chữ

Nhận biết:

- Nhận biết được thể thơ trong bài thơ( Câu 1)

-Nhận biết được phương thức biểu đạt của bài thơ.( Câu 2)

.- Xác định được từ láy (Câu 4)

Thông hiểu:

- Hiểu nội dung của văn bản (Câu 3,)

- Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các hình ảnh thơ (Câu 5,6,7,8)

Vận dụng:

- Cảm nhận được giá trị của một số hình ảnh thơ trong bài thơ.(Câu 9)

- Biết vận dụng,liên hệ tư tưởng, tình cảm (Câu 10)

3 TN

5TN

2TL

2

Viết

Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

-Nhận biết:Kiểu bài tự sự

-Thông hiểu: Xác định đúng yêu cầu của đề bài.Hiểu được nội dung sự việc cần kể.

-Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử; bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả.

1TL*

Tổng

3TN

5TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

30

30

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

Đề thi Văn 7 học kì 2 Kết nối tri thức

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

HƯƠNG NHÃN

Hàng năm mùa nhãn chín
Anh em về thăm nhà
Anh trèo lên thoăn thoắt
Tay với những chùm xa

Năm nay mùa nhãn đến
Anh chưa về thăm nhà
Nhãn nhà ta bom giội
Vẫn dậy vàng sắc hoa

Mấy ngàn ngày bom qua
Nhãn vẫn về đúng vụ
Cùi nhãn vừa vào sữa
Vỏ thẫm vàng nắng pha

Em ngồi bên bàn học
Hương nhãn thơm bay đầy
Ve kêu rung trời sao
Một trời sao ban ngày

Vườn xanh biếc tiếng chim
Dơi chiều khua chạng vạng
Ai dắt ông trăng vàng
Thả chơi trong lùm nhãn

Đêm. Hương nhãn đặc lại
Thơm ngoài sân trong nhà
Mẹ em nằm thao thức
Nhớ anh đang đi xa...

Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?

A. Lục bát

B. Bảy chữ

C. Bốn chữ

D. Năm chữ

Câu 2: Các phương thức biểu đạt sử dụng trong bài thơ?

A. Tự sự, miêu tả

B. Miêu tả, nghị luận

C. Biểu cảm, tự sự và miêu tả

D.Biểu cảm, miêu tả

Câu 3: Yếu tố tự sự được sử dụng trong bài thơ để bộc lộ tình cảm ,cảm xúc là:

A. Kể về người anh hàng năm về thăm nhà.

B. Kể về mùa nhãn bị bom tàn phá.

C. Kể về việc em ngồi học bài.

D. Kể về người mẹ hàng đêm thao thức nhớ anh.

Câu 4: Bài thơ có bao nhiêu từ láy ?

A. Một từ

B. Hai từ

C. Ba từ

D. Bốn từ

Câu 5: Hai câu thơ: "Ai dắt ông trăng vàng/Thả chơi trong lùm nhãn” miêu tả cảnh vật vào thời điểm nào?

A.Cảnh vật trong vườn nhãn vào buổi sáng

B.Cảnh vật trong vườn nhãn vào buổi chiều

C.Cảnh vật trong vườn nhãn lúc chiều tối

D.Cảnh vật trong vườn nhãn lúc đêm khuya.

Câu 6: Câu thơ: "Ve kêu rung trời sao/Một trời sao ban ngày”có ý nghĩa gợi tả gì?

A. Những vì sao trên bầu trời

B. Tiếng ve kêu to làm rung cả sao trời

C. Ban ngày trên bầu trời vẫn xuất hiện các vì sao

D. Tiếng ve lay động những chùm hoa nhãn như những chùm sao

Câu 7. Em hiểu như thế nào về câu thơ: “Đêm.Hương nhãn đặc lại”?

A. Hương nhãn thơm đậm đặc

B. Ban đêm mùi hương nhãn lan toả khắp không gian

C. Màn đêm bao trùm mùi hương nhãn

D. Mùi hương nhãn về đêm nồng nàn,đọng lại trong không gian

Câu 8: Nhân vật trữ tình và người mẹ trong bài thơ đều hướng nỗi niềm của mình về :

A. Hương nhãn đêm

B. Mùa nhãn chin

C.Người anh xa nhà

D. Đêm trăng nơi vườn nhãn.

Câu 9: Nêu cảm nhận của em về hai câu thơ cuối bài thơ?

Câu 10: Bài thơ khơi gợi trong em những tình cảm gì?

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Em hãy viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu (bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả).

Đáp án Đề thi cuối kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

Môn: Ngữ văn lớp 7

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

D: Thơ năm chữ

0,5

2

C: Biểu cảm, tự sự, miêu tả

0,5

3

D: Kể về người mẹ thao thức nhớ anh

0,5

4

C: Có ba từ láy

0,5

5

C: Miêu tả cảnh vật vào lúc chiều tối.

0,5

6

D: Tiếng ve lay động những chùm hoa nhãn như những chùm sao.

0,5

7

D: Mùi hương nhãn về đêm nồng nàn đọng lại trong không gian.

0,5

8

C: Hướng nỗi niềm về người anh xa nhà.

0,5

9

-HS cảm nhận được giá trị nội dung, nghệ thuật của hai câu thơ: “Mẹ em nằm thao thức. Nhớ anh đang đi xa”.

*Gợi ý: - Hai câu thơ bộc lộ tâm trạng thao thức của người mẹ trong đêm

- Hàng năm vào mùa nhãn anh lại về thăm nhà trèo lên cây hái nhãn. Năm nay mùa nhãn đến nhưng anh vẫn chưa về thăm nhà. Mùi hương nhãn đặc sánh trong đêm càng làm cho mẹ thao thức nhớ anh - người lính xa nhà đi chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước.

- Từ láy thao thức vừa gợi hình vừa gợi cảm, diễn tả sâu sắc tâm tư, tình cảm của người mẹ khi nhớ con trong xa cách.

1,0

10

HS nêu được những suy nghĩ tình cảm của mình khi đọc văn bản trên.

*Gợi ý: - Yêu quý ,trân trọng tất cả những gì thân thuộc,gần gũi của quê hương.

- Yêu thương những người thân yêu trong gia đình.Dù người thân có đi xa thì tình cảm yêu thương ấy vẫn đong đầy với nỗi nhớ da diiết khôn nguôi.

1,0

II

LÀM VĂN

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự:

- Mở bài nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

- Thân bài triển khai sư việc.

- Kết bài khẳng định ý nghĩa sự việc.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: sự kiện được kể lại trong văn bản là có thật và liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

0,25

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần lựa chọn chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về sự việc. Đồng thời, vận dụng tốt kĩ năng kể chuyện có kết hợp yếu tố miêu tả trong bài viết; sau đây là một số gợi ý:

- Giới thiệu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

- Nêu được không gian, thời gian diễn ra sự việc.

- Gợi lại bối cảnh câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/sự kiện

- Thuật lại nội dung/diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

- Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật và sự kiện.

- Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về nhân vật/sự kiện.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Có những suy nghĩ, cảm nhận mới mẻ, sáng tạo.

0,5

Chia sẻ, đánh giá bài viết
18
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức

    Xem thêm