Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức năm 2024 - Đề 2
Mời các bạn tham khảo Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức - Đề 2 do VnDoc đăng tải sau đây. Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn có đầy đủ đáp án và ma trận, là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề và ôn luyện cho các em học sinh. Tài liệu gồm nhiều câu hỏi hay cho các em ôn tập, chuẩn bị cho kì thi cuối học kì 2 lớp 7 sắp tới đạt kết quả cao.
Đề thi Văn học kì 2 lớp 7 Kết nối tri thức
1. Ma trận đề thi học kì 2 Văn 7 KNTT
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Truyện ngụ ngôn. | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 |
| 60 |
Thơ | |||||||||||
Văn bản nghị luận | |||||||||||
2 | Viết | Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi hay hoạt động | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Nghị luận về một vấn đề trong đời sống. | |||||||||||
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 20% | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
2. Đề thi Văn 7 học kì 2 Kết nối tri thức
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
Môn: Ngữ văn lớp 7
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề.)
ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
“Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đang sống vô cảm, không quan tâm tới những chuyện diễn ra xung quanh mình. Họ không hề mảy may trước những cảnh tượng bất bình, đau khổ, cũng như không biết chiêm ngưỡng, tán thưởng những điều mang lại cho mình những cảm xúc tích cực.
(…) Gia đình, nhà trường và xã hội có một vai trò hết sức quan trọng. Gia đình chính là môi trường đầu đời hình thành nên những cảm xúc yêu thương, lòng nhân ái, giáo dục và trang bị cho trẻ những chuẩn mực đạo đức, giúp họ học cách lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ. Khi người lớn sống có trách nhiệm, quan tâm tới nhau, có những hành vi ứng xử đẹp, mang tính nhân văn thì đó sẽ là tấm gương để giới trẻ noi theo. Cùng với gia đình, nhà trường nên trang bị cho thanh thiếu niên những kĩ năng sống thiết thực, biết giúp đỡ mọi người, biết khơi dậy ở họ lòng nhân ái và tinh thần đấu tranh trước cái xấu, cái ác. Xã hội phải đề cao và tôn vinh những tấm gương sống cao đẹp, sống có trách nhiệm và nghĩa tình, sẵn sàng xả thân vì cộng đồng; tôn vinh và phát huy những giá trị truyền thống và đạo lý của dân tộc: “lá lành đùm lá rách”. “thương người như thể thương thân”.
(Theo http:/tuyengiao.bacgiang.gov.vn/, ngày 27/06/2018)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Đoạn trích trên mang đặc trưng của kiểu văn bản nào?
A. Văn bản thông tin
B. Văn bản nghị luận
C. Văn bản tự sự, miêu tả
D. Văn bản thuyết minh
Câu 2. Mở đầu đoạn trích người viết nêu lên thực trạng gì?
A. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đang sống vô cảm
B. Hiện nay các bạn trẻ rất thông minh, năng động.
C. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ sẵn sàng xả thân vì cộng đồng
D. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ có hành vi ứng xử đẹp..
Câu 3: Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “vô cảm”?
A. Vô cảm là lạnh nhạt, không hề quan tâm, để ý tới, không hề có chút tình cảm gì.
B. Vô cảm là không có cảm xúc, không có tình cảm (trước những tình huống đáng ra phải có).
C. Vô cảm là rung động mạnh mẽ trong long và trong thời gian tương đối ngắn, nhiều khi làm tê liệt nhận thức.
D. Vô cảm là phản ứng tâm lí theo hướng tích cực với sự kích thích của hiện thực khách quan
Câu 4. Để đẩy lùi lối sống vô cảm trong các bạn trẻ, theo em đó là trách nhiệm của ai?
A. Trách nhiệm của gia đình.
B. Trách nhiệm của nhà trường.
C. Trách nhiệm của xã hội.
D. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội.
Câu 5: Theo em, khi người lớn sống có trách nhiệm, quan tâm tới nhau, có những hành vi ứng xử đẹp, mang tính nhân văn sẽ tác động như thế nào đến giới trẻ?
A. Sẽ là tấm gương cho giới trẻ noi theo.
B. Sẽ khiến cho giới trẻ ngưỡng mộ.
C. Sẽ khiến cho giới trẻ có lối sống đẹp.
D. Sẽ khiến giới trẻ sống có trách nhiệm.
Câu 6. Theo em, khi lối sống vô cảm trong xã hội, trong giới trẻ được đẩy lùi, xã hội sẽ như thế nào?
A. Kinh tế sẽ phát triển vững mạnh.
B. Đất nước phát triển trong hòa bình, hữu nghị.
C. Xã hội phát triển trong sự hài hòa, nhân văn.
D. Môi trường lành mạnh, trong sáng.
Câu 7 . Nội dung chính mà đoạn trích muốn thể hiện là gì?
A. Đoạn trích nêu lên thực trạng vể hiện tượng vô cảm ở giới trẻ hiện nay.
B. Đoạn trích nêu lên vấn đề về thói vô cảm ở giới trẻ hiện nay.
C. Đoạn trích nêu lên thực trạng về thói vô cảm ở giới trẻ và đưa ra giải pháp để thay đổi thực trạng đó..
D. Đoạn trích nêu vấn đề vô cảm ở giới trẻ và đưa ra giải pháp để thay đổi thực trạng.
Câu 8. Tác dụng của việc sử dụng các phép liên kết trong đoạn trích trên là:
A. Tạo tính mạch lạc và liên kết trong các câu văn trong đoạn văn.
B. Thể hiện rõ liên kết về mặt chủ đề của đoạn văn.
C. Tạo sự liên kết logic về mặt nội dung cho đoạn văn.
D. Tạo sự mạch lạc hoặc liên kết về mặt hình thức cho đoạn văn.
Trả lời câu hỏi /Thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Từ bài viết em thấy rằng xã hội cần phải đề cao, trân trọng những con người như thế nào?
Câu 10. Theo em học sinh cần có trách nhiệm như thế nào để đầy lùi lối sống vô cảm trong giới trẻ (nêu ít nhất hai biện pháp/ việc làm).
II. LÀM VĂN (4.0 điểm)
Viết một bài văn thuyết minh về trò chơi kéo co.
3. Đáp án Đề thi cuối kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
1 |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | B | 0,5 | |
2 | A | 0,5 | |
3 | B | 0,5 | |
4 | D | 0,5 | |
5 | A | 0,5 | |
6 | C | 0,5 | |
7 | C | 0,5 | |
8 | A | 0,5 | |
9 | Xã hội phải đề cao và tôn vinh những tấm gương sống cao đẹp, sống có trách nhiệm và nghĩa tình, sẵn sàng xả thân vì cộng đồng;. | 1 | |
10 | Trách nhiệm của học sinh: - Chăm chỉ học tập, sống có nghĩa tình, sẵn sàng xả thân vì cộng đồng - Trân trọng, phát huy các giá trị truyền thống và đạo lí tốt đẹp của dân tộc - Yêu thương, chia sẻ với mọi người | 1 | |
II | VIẾT | 4.0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh.. Mở bài giới thiệu trò chơi hay hoạt động; thân bài miêu tả cụ thể qui tắc hoặc luật lệ trò chơi, hoạt động; kết bài nêu ý nghĩa của trò chơi, hoạt động với cuộc sống của con người | 0,25 | ||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi kéo co | 0,25 | ||
c. Viết được bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi kéo co Học sinh có thể thuyết minh theo nhiều các khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu sau: | |||
- Giới thiệu trò chơi hay hoạt động: trò chơi kéo co - Miêu tả luật lệ hay qui tắc trò chơi - Nêu tác dụng của trò chơi - Ý nghĩa của trò chơi với cuộc sống con người | 2,5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt | 0,5 | ||
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, miêu tả luật lệ, qui tắc trò chơi một cách chi tiết, rõ rang. | 0,5 |
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
MÔN: NGỮ VĂN 7
THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận Dụng | Vận dụng cao | ||||
1
| Đọc hiểu
| Truyện ngụ ngôn Thơ (thơ bốn chữ, năm chữ) Văn bản nghị luận | Nhận biết: - Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu của văn bản. - Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện. - Nhận diện được nhân vật, tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngụ ngôn. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. - Trình bày được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong tác phẩm. - Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với bài học được thể hiện qua tác phẩm. Nhận biết: - Nhận biết được từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. - Xác định được số từ, phó từ. Thông hiểu: - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng. Vận dụng: - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. Nhận biết: - Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận. - Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống và nghị luận phân tích một tác phẩm văn học. - Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Xác định được mục đích, nội dung chính của văn bản. - Chỉ ra được mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng. - Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; các biện pháp tu từ như: nói quá, nói giảm nói tránh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. - Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với vấn đề đặt ra trong văn bản. | 3 TN | 5TN | 2 TL |
|
2 | Viết | Thuyết minh về một trò chơi, hoạt động | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động quen thuộc với mình hoặc được bản thân tìm hiểu kĩ qua sách báo và các phương tiện truyền thông khác | 1* | 1* | 1* | 1 TL* |
Tổng |
| 3 TN | 5 TN | 2 TL | 1 TL | ||
Tỉ lệ % |
| 20 | 40 | 30 | 10 | ||
Tỉ lệ chung |
| 60 | 40 |