Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức năm 2024

Đề cương học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức tổng hợp lý thuyết và các câu hỏi vận dụng môn Ngữ văn 7 học kì 2 sách Kết nối tri thức. Tài liệu giúp các em lên kế hoạch ôn tập cụ thể rõ ràng, chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 7 sắp tới đạt kết quả cao. Sau đây mời các bạn tải về tham khảo chi tiết.

Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 học kì 2 Kết nối tri thức

A. Tiếng Việt

I. Nêu khái niệm Thành ngữ. Cho ví dụ minh họa

II. Các biện pháp tu từ: SO SÁNH, NHÂN HÓA, ĐIỆP NGỮ, ẨN DỤ

1. Thế nào là So sánh? Cho ví dụ minh họa.

2. Thế nào là Nhân hóa? Cho ví dụ minh họa.

3. Thế nào là Điệp ngữ? Cho ví dụ minh họa.

4. Thế nào là Ẩn dụ? Cho ví dụ minh họa.

5. Thế nào là Hoán dụ? Cho ví dụ minh họa.

6. Thế nào là Nói quá, tác dụng. Cho ví dụ minh họa

III. Dấu câu

Nêu công dụng của dấu chấm lửng? Cho ví dụ minh họa.

IV. Mạch lạc và Liên kết trong văn bản

a. Nêu khái niệm Mạch lạc. Nêu khái niệm Liên kết.

b. Kể tên một số phép liên kết thường dùng

V. Thuật ngữ: Đặc điểm và chức năng của thuật ngữ? Cho ví dụ minh họa.

VI. Cước chú và tài liệu tham khảo

1. Thế nào là Cước chú? Cách ghi cước chú? Cho ví dụ minh họa.

2. Thế nào là tài liệu tham khảo? Cách ghi cước chú? Cho ví dụ minh họa

VII. Từ Hán Việt

1. Thế nào là từ Hán Việt? Cho ví dụ minh họa

2. Cách xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt?

B. Tập làm văn

I. Bài văn Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu.

2. Dàn bài

-Mở bài :

+ Giới thiệu đôi nét về nhân vật

+ Giới thiệu sự việc liên quan đến nhân vật.

- Thân bài:

+ Kể lại diễn biến sự việc. Lưu ý sử dụng các yếu tố miêu tả

- Nêu ý nghĩa của sự việc.

- Kết bài: Nêu suy nghĩ và ấn tượng của người viết về sự việc.

II. Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (Trình bày ý kiến tán thành)

*Bố cục bài viết cần đảm bảo:

a. Mở bài: Nêu vấn đề đời sống cần bàn và ý‎ kiến đáng quan tâm về vấn đề đó.

b. Thân bài:

- Trình bày thực chất ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận.

- Thể hiện thái độ tán thành ý kiến vừa nêu bằng các ý:

+Ý 1: Khía cạnh thứ nhất cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)

+Ý 2: Khía cạnh thứ hai cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)

+Ý 3: Khía cạnh thứ ba cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)….

c. Kết bài: khẳng định tính xác đáng của ý kiến được người viết tán thành và sự cần thiết của việc tán thành ý kiến đó.

III. Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (Trình bày ý kiến phản đối)

*Bố cục bài viết cần đảm bảo:

a. Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận và bày tỏ ý‎ kiến phản đối cách nhìn nhận về vấn đề.

b. Thân bài:

-Ý 1 trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận

-Ý 2 phản đối các khía cạnh của ý kiến, quan niệm (lí lẽ, bằng chứng)

-Ý 3 nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống (lí lẽ, bằng chứng)

c. Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.

IV. Phân tích một nhân vật văn học yêu thích

1. MB: Giới thiệu nhân vật và nêu ngắn gọn ấn tượng ban đầu của em về nhân vật

2. TB:

-Bối cảnh và những mối quan hệ làm nổi bật đặc điểm nhân vật

- Nhứng đặc điểm nổi bật của nhân vật thể hiện qua các bằng chứng trong tác phẩm (chi tiết về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, suy nghĩ… của nhân vật)

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: cách sử dụng chi tiết, ngôn ngữ, biện pháp nghệ thuật…

-Ý nghĩa của hình tượng nhân vật.

3. KB: Nêu những bài học, suy nghĩ, ấn tượng sâu sắc mà nhân vật để lại trong tâm trí em.

ĐỀ VĂN VẬN DỤNG

Đề 1: Có ý kiến cho rằng: Sách là người bạn tốt của con người. Hãy viết bài văn thể hiện sự đồng tình của em với ý kiến trên.

Đề 2: Ngày nay, cùng với sự hỗ trợ của máy tính, máy photo,… nên học sinh đến lớp không cần ghi chép bài vào vở.

Đề 3: Trong thời đại công nghệ này, không cần phải viết chữ đẹp

Đề thi cuối học kì 2 lớp 7 môn Văn Kết nối tri thức

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức

    Xem thêm