Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Điệp ngữ

Lý thuyết Ngữ văn 7: Điệp ngữ gồm hai phần lý thuyết và bài tập vận dụng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 7. Mời các bạn tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới đây.

I. Kiến thức cơ bản bài Điệp ngữ

- Khi nói hoặc viết, người ta sử dụng biện pháp lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh được gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ

- Có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp

II. Bài tập vận dụng bài Điệp ngữ

Tìm điệp ngữ trong các đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng:

a,

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

b,

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu, rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

c,

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Gợi ý

- Điệp ngữ “nghe” được lặp đi lặp lại nhiều lần với mục đích thể hiện sự âm vang của tiếng gà khiến người lính trở về miền kí ức của tuổi thơ.

- Điệp ngữ “nhớ” nhấn mạnh nỗi nhớ về Việt Bắc- căn cứ cách mạng một thời của những người lính chiến đấu.

- Điệp ngữ “muốn làm” diễn tả nguyện vọng tha thiết, nguyện ước muốn được gắn bó với lăng Bác tình cảm mãnh liệt muốn được tận hiến với Bác.

Với nội dung bài Điệp ngữ các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức khái niệm, ý nghĩa và mục đích của điệp ngữ dùng trong văn bản...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài lý thuyết Ngữ văn 7: Điệp ngữ cho các bạn tham khảo chuẩn bị cho bài học sắp tới. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 7, Soạn bài lớp 7, Văn mẫu lớp 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 7, Soạn văn 7 siêu ngắn. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Ngữ văn 7 CTST

    Xem thêm