Thành ngữ
Lý thuyết Ngữ văn 7: Thành ngữ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 7. Mời các bạn tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới đây.
I. Kiến thức cơ bản bài Thành ngữ
- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa ẩn dụ, so sánh…
- Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, động từ…
- Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao
II. Bài tập vận dụng bài Thành ngữ
Bài 1: Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ dưới đây
Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc vui suốt tháng, trận cười suốt đêm.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Gợi ý
Thành ngữ bướm lả ong lơi: chỉ những người cợt nhả gợi tình một cách lả lơi qua lời nói, cử chỉ (thể hiện quan hệ nam nữ).
Thành ngữ bảy nổi ba chìm có nghĩa chỉ cuộc đời con người gian nan, lận đận, lênh đênh, gian truân, lúc sướng khổ.
Bài 2: Hãy sưu tầm các thành ngữ khác mà em biết
Gợi ý
Ao sâu cá cả
Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra
Biết đâu ma ăn cỗ
Bụt chùa nhà không thiêng
Góp gió thành bão
Trứng khôn hơn vịt
Lưỡi sắc hơn gươm
Thùng rỗng kêu to
Trăm nghe không bằng mắt thấy
Với nội dung bài Thành ngữ các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức khái niệm, mục đích và các loại thành ngữ dùng trong văn bản...
Như vậy VnDoc đã giới thiệu nội dung bài lý thuyết Ngữ văn 7: Thành ngữ cho các bạn tham khảo chuẩn bị cho bài học sắp tới. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 7, Soạn bài lớp 7, Văn mẫu lớp 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 7, Soạn văn 7 siêu ngắn. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.