Chơi chữ
Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn bài Lý thuyết Ngữ văn 7: Chơi chữ gồm hai phần lý thuyết và bài tập vận dụng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 7. Mời các bạn tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới đây.
I. Kiến thức cơ bản bài Chơi chữ
- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước… làm câu văn hấp dẫn, thú vị.
- Các loại chơi chữ thường gặp:
+ Dùng từ ngữ đồng âm
+ Dùng lối nói trại âm
+ Dùng cách điệp âm
+ Dùng lối nói lái
+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
- Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt trong trào phúng, trong câu đố
II. Bài tập vận dụng bài Chơi chữ
a,
Còn mèo, con mẻo, con meo
Ai dạy mày trèo mà chẳng dạy tao?
b,
Con kiến mà leo cành đa
Leo phải cành cụt leo ra, leo vào
Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cành cụt leo vào leo ra
c,
Bồ các là bác chim ri
Chim ri là dì sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú.
d,
Học trò là học trò con, tóc đỏ như son là con học trò.
Tri huyện là tri huyện Thằng, ăn nói lằng nhằng là thằng tri huyện.
e,
Chợ Đồng Xuân bán bánh trung thu, đông thì đông, nhưng không bán hạ.
Người miền Đông làm nhà đất Bắc, Tây thì Tây nhưng vẫn dựng kiểu Nam.
Gợi ý
a, Lối chơi chữ lợi dụng sự đồng âm
b, Chơi chữ dùng sự trại âm
c, Chơi chữ dùng sự điệp âm
d, Chơi chữ dùng lối nói lái
e, Chơi chữ dùng lối đồng âm
Với nội dung bài Chơi chữ các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức khái niệm, ý nghĩa và mục đích của chơi chữ dùng trong văn bản...
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài lý thuyết Ngữ văn 7: Chơi chữ cho các bạn tham khảo chuẩn bị cho bài học sắp tới. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 7, Soạn bài lớp 7, Văn mẫu lớp 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 7, Soạn văn 7 siêu ngắn. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.