Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tục ngữ về con người và xã hội trang 12

Lý thuyết Ngữ văn 7: Tục ngữ về con người và xã hội nằm trong chương trình Ngữ văn 7 được VnDoc sưu tầm và tổng hợp. Bài học này giúp các em nhận thức được những bài học kinh nghiệm về con người, xã hội. Biết cách vận dụng những bài học đúng lúc, đúng chỗ. Bên cạnh đó giáo dục ý thức sau tầm, học hỏi ca dao, tục ngữ Việt Nam. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé

Tìm hiểu chung bài Tục ngữ về con người và xã hội

1. Một mặt người bằng mười mặt của(1).

2. Cái răng, cái tóc là góc con người.

3. Đói cho sạch, rách cho thơm.

4. Học ăn, học nói, học gói, học mở.

5. Không thầy đố mày làm nên.

6. Học thầy không tày(2) học bạn.

7. Thương người như thể thương thân.

8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

9. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Chú thích:

(1) Mặt người: chỉ con người (hoán dụ); mặt của: chỉ của cải, đây là cách nói để sự so sánh thêm sinh động

(2) Không tày: không bằng

Giải thích Tục ngữ về con người và xã hội

Câu 1: Một mặt người bằng mười mặt của

- Nội dung: Sử dụng biện pháp so sánh để nói lên giá trị con người. Người bao giờ cũng quí hơn của cải, vật chất.

→ Ý nghĩa: Khẳng định tư tưởng coi trọng giá trị con người của nhân dân ta.

Câu 2: Cái răng, cái tóc là góc con người

- Nội dung: Răng và tóc thể hiện tình trạng sức khỏe của con người.

→ Ý nghĩa: Nhắc nhở con người phải biết giữ gìn răng và tóc cho sạch đẹp cũng là cách để giữ gìn nhân cách.

Câu 3: Đói cho sạch, rách cho thơm

- Nội dung: Sử dụng phép đối để thể hiện giá trị con người. Dù nghèo khổ thiếu thốn nhưng phải sống trong sạch.

→ Ý nghĩa: Khẳng định, đề cao đạo đức, lối sống trong sạch, thanh cao, không bị cám dỗ bởi vật chất.

Câu 4: Học ăn, học nói, học gói, học mở.

- Nội dung: Sử dụng bốn vế vừa có quan hệ đẳng lập và bổ sung cho nhau nhằm nhấn mạnh những điều con người cần phải học để chứng tỏ mình là người vừa lịch sự, vừa tế nhị.

→ Ý nghĩa: Khuyên con người phải học cái hay, cái đẹp trong giao tiếp, ứng xử để chứng tỏ mình là người có nhân cách.

Câu 5: Không thầy đố mày làm nên

- Nội dung: Khẳng định vai trò và công ơn của người thầy.

→ Ý nghĩa:Khuyên con người phải biết kính trọng thầy và tìm thầy mà học.

Câu 6: Học thầy không tày học bạn.

- Nội dung: Khuyến khích mở rộng đối tượng và phạm vi cách học hỏi

→ Ý nghĩa: Khuyên nhủ về việc kết bạn và có tình bạn đẹp. Hai câu tục ngữ nói về hai vấn đề khác nhau nhưng chúng không mâu thuẫn mà còn bổ sung cho nhau.

Câu 7: Thương người như thể thương thân

- Nội dung: Khuyên nhủ con người thương yêu người khác như bản thân mình

→ Ý nghĩa: Đề cao tinh thần đồng loại, là bài học về tinh thần nhân đạo.

Câu 8: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

- Nội dung: Khi được hưởng thành quả phải nhớ đến người đã có công gây dựng nên, phải biết ơn người đã giúp mình.

→ Ý nghĩa: Nhắc nhở con người luôn có lòng tri ân với các thế hệ tiền nhân.

Câu 9: Một cây làm chẳng nên non - Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

- Nội dung: Khẳng định sức mạnh đoàn kết.

→ Ý nghĩa: Nhắc nhở con người bài học về sự đoàn kết.

Tổng kết:

- Nội dung: Các câu tục con người và xã hội thường luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.

- Nghệ thuật

  • Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.
  • Sử dụng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, hàm xúc về nội dung.
  • Tạo vần nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.

Dàn ý phân tích Tục ngữ về con người và xã hội

Đề bài: Giải thích câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng".

1. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”

Mẫu: Từ xa xưa trong thơ ca của dân tộc ta có những kinh nghiệm chia sẻ về lòng biết ơn. “Uống nước nhớ nguồn” một trong những câu tục ngữ nói về ý đó. Câu tục ngữ dạy ta phải biết ơn, phải nhớ công những người giúp mình. Ngoài câu “Uống nước nhớ nguồn” thì kho tàng văn học Việt Nam còn một câu cũng nói đến lòng biết ơn đó là “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”. chúng ta cùng đi tìm hiểu câu tục ngữ này.

2. Thân bài: Giải thích nghĩa của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”

a/ Nghĩa đen

  • Khi ăn quả phải nhớ đến người mà trồng cây, người chăm bón, người chăm sóc cây.
  • Khi ăn khoai thì nhớ người cho dây, cho khoai về trồng
  • Khi ăn quả, ăn khoai phải nhớ nhớ người cho trái cho khoai.

b/ Nghĩa bóng

  • Khi nhận được một thành quả nào đó phải nhớ đến người giúp đỡ
  • Khi vượt qua khó khăn phải nhớ đến người giúp đỡ
  • Nhớ đến công lao mà người khác tạo cho mình
  • Nhớ ơn những người giúp đỡ mình
  • Phải biết trân trọng những người đối xử tốt với mình

c/ Ý nghĩa của câu tục ngữ

  • Lòng biết ơn
  • Không nên phụ bạc, coi thường và không biết ơn.

d/ Bàn luận vấn đề

  • Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta
  • Câu tục ngữ thể hiện truyền thống biết ơn, đoàn kết của dân tộc ta
  • Cần phê phán những người vô ơn, bạc nghĩa
  • Cần phê phán những người xa hoa, lãng phí.

e/ Chứng minh câu tục ngữ đã được sử dụng trong cuộc sống thường ngày

  • Lễ hội: giỗ tổ Hùng vương, lễ thần cơm,…
  • Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất.
  • Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già..
  • Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hùng có công mở nước và giữ nước.
  • Các bảo tàng …. Nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.
  • 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …
  • Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….
  • Các ngày lễ, 27/2, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề….
  • Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy …
  • Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”

Mẫu: Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay.

Đề thi giữa kì 2 lớp 7 có đáp án

---------------------------------------------------------------------

Tục ngữ về con người và xã hội được VnDoc chia sẻ trên đây. Hy vọng thông qua tài liệu này các em sẽ nắm chắc kiến thức về ý nghĩa, giá trị nghệ thuật và nhân đạo được truyền tải qua các câu tục ngữ về con người và xã hội của nhân dân ta.. cũng như chuẩn bị tốt bài tập trước khi đến lớp. Chúc các em học tốt

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 7. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất. 

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 7: Tục ngữ về con người và xã hội. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 7, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 7, Soạn bài lớp 7, Văn mẫu lớp 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 7, Ngữ văn lớp 7 

Đặt câu hỏi về học tập, giáo dục, giải bài tập của bạn tại chuyên mục Hỏi đáp của VnDoc
Hỏi - Đáp>> Truy cập ngay: Hỏi - Đáp học tập
Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Ngữ văn 7 CTST

    Xem thêm