Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 7

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 7

Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Địa lý lớp 7 năm học 2014 - 2015 đưa ra những trọng tâm cần ôn tập trong môn Địa lý lớp 7 giúp các bạn ôn tập là củng cố kiến thức hiệu quả, từ đó đạt kết quả cao trong kì thi học kì 2 sắp tới, mời các bạn tham khảo.

Đề cương ôn tập môn Sinh học lớp 7 kì 2

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2015 - 2016

1. Châu Mĩ tiếp giáp với những đại dương nào? Tại sao nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây?

Châu Mĩ tiếp giáp với 3 đại dương lớn: Đại Tây Dương, Thái Binh Dương và Bắc Băng Dương. Nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây vì các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của châu Mĩ đều thuộc bán cầu Tây.

2. Cho biết ý nghĩa kinh tế của kênh đào Pa-na-ma.

Kênh đào Pa-na-ma đã rút ngắn con đường đi biển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Nhờ kênh đào này mà việc giao lưu giữa các nền kinh tế vùng châu Á - Thái Bình Dương với nền kinh tế Hoa Kì. Kênh đào đã đem lại lợi ích rất lớn cho Hoa Kì, ngày nay kênh đào đã trao trả cho Pa-na-ma

3. Nêu các luồng nhập cư vào châu Mĩ. Tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư ở khu vực Bắc Mĩ với dân cư ở khu vực Trung và Nam Mĩ?

Các luồng nhập cư vào châu Mĩ: Luồng người từ Anh, Pháp, I-ta-li-a, Đức.

  • Luồng người từ Tây Ban Nha.
  • Luồng người từ Bồ Đào Nha.

Có sự khác nhau về ngôn ngữ của dân cư Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ là do lịch sử nhập cư.

  • Bắc Mĩ sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh.
  • Trung và Nam Mĩ, ngôn ngữ chủ yếu là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

4. Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ?

Trước thế kỉ XV, ở châu MT chủ yếu là chủng tộc Môn-sô-lô-ít ' (người Anh-điêng và người E-xki-mô).

Từ thế kỉ XV đến nay, ở châu Mĩ có đầy đủ các chủng tộc:

  • Ơ-rô-pê-ô-ít (gồm các dân tộc từ châu Âu sang);
  • Nê-grô-ít (người da đen bị cưỡng bức từ châu Phi sang làm nô lệ);
  • Môn-gô-lô-ít (gồm người bản địa và các dân tộc ở châu Á - Trung Quốc, Nhật Bản sang);
  • Người lai (sự hoà huyết giữa các chủng tộc hình thành người lai).

5. Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ. Ảnh hưởng của địa hình tới khí hậu?

Địa hình của Bắc Mĩ có cấu trúc khá đơn giản:

Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000 - 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. Do địa hình cao lại có hướng bắc - nam nên chắn sự di chuyển của các khối khí tây - đông. Vì vậy, đã làm cho sườn tây mưa nhiều, trong các cao nguyên và sơn nguyên nội địa mưa ít hơn.

  • Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, như một lòng máng lớn nên không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập vào sâu nội địa.
  • Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc - tây nam. Vì vậy, ở sườn đông nam của dãy núi đón nhận gió biển nên gây mưa.

6. Trình bày sự phân hoá khí hậu Bắc Mĩ. Giải thích sự phân hoá đó.

Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau: hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.

Theo chiều kinh tuyến: lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu. Phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông của kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.

Nguyên nhân:

  • Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.
  • Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông - tây.

Hệ thống Coóc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc - nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao.

7. Tại sao ở miền bắc và phía tây của Bắc Mĩ, dân cư lại rất thưa thớt?

  • Khu vực miền bắc có khí hậu rất lạnh, nhiều nơi đất bị đóng băng.
  • Khu vực phía tây là vùng núi Coóc-đi-e cao và hiểm trở, do ảnh hưởng của địa hình nên các cao nguyên và bồn địa trong vùng có lượng mưa rất ít, sản xuất nông nghiệp khó khăn,

8. Hãy lập bảng phân bố dân cư của Bắc Mĩ.

9. Trình bày sự thay đổi trong phân bố lại dân cư của Hoa Kì, giải thích nguyên nhân.

Dân cư Hoa Kì đang di chuyển từ các vùng công nghiệp phía nam Hồ Lớn và đông bắc ven Đại Tây Dương xuống phía nam và duyên hải Thái Bình Dương.

Nguyên nhân: Các thành phố mới với các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao, năng động được hình thành ở phía nam và duyên hải Thái Bình Dương đã kéo theo sự di chuyển của dân cư Hoa Kì.

10. Trình bày sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ.

Sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ: Lúa mì trồng nhiều ở phía nam Canada và phía bắc Hoa Kì; xuống phía nam là vùng trồng ngô xen với lúa mì, nuôi lợn, bò sữa; còn ở ven vịnh Mêhicô là nơi trồng cây công nghiệp nhiệt đới: bông, mía, dừa, cà phê, và cây ăn quả như: chuối, cam

Chia sẻ, đánh giá bài viết
45
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • phương ngô
    phương ngô

    hay lắm ạ🙂

    Thích Phản hồi 24/03/22
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 2 lớp 7

    Xem thêm