Cách nhận xét biểu đồ tương quan nhiệt ẩm

Cách nhận xét biểu đồ tương quan nhiệt ẩm được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Cách nhận xét biểu đồ tương quan nhiệt ẩm

Bài 1 Trang 59 SGK Địa lý 7: Xác định các biểu đồ tương quan nhiệt - ẩm dưới đây thuộc các môi trường nào của đới ôn hòa.

Biểu đồ tương quan nhiệt ẩm

Lời giải

Phân tích biểu đồ và xác định thuộc kiểu nào của đới ôn hòa.

- Biểu đồ A (55o45’B):

+ Về nhiệt độ: không quá 10oC vào mùa hạ, có tới 9 tháng nhiệt độ xuống dưới 0oC, mùa đông lạnh đến - 30oC.

+ Về lượng mưa: mưa ít, tháng mưa nhiều nhất không quá 50mm và có 9 tháng mưa dưới dạng tuyết rơi, mưa nhiều vào mùa hạ.

+ Thuộc kiểu khí hậu ôn đới lục địa vùng cận cực.

- Biểu đồ B (36o43’B):

+ Về nhiệt độ: mùa hạ lên đến 25oC, mùa đông ấm áp 10oC

+ Về lượng mưa: mùa hạ khô, mưa thu đông.

+ thuộc kiểu khí hậu địa trung hải

- Biểu đồ C (51o41’B):

+ Về nhiệt độ: mùa đông ấm, không xuống quá 5oC , mùa hạ mát, dưới 15oC.

+ Về lượng mưa: mưa quanh năm, tháng thấp nhất 75mm, cao nhất khoảng 170mm.

+ Thuộc kiểu khí hậu ôn đới hải dương

Một số dạng bài tập gợi ý cách nhận xét biểu đồ tương quan nhiệt ẩm

Ví dụ 1: Vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa, nhận xét sự phân hóa khí hậu

Vẽ đồ thị thể hiện tương quan nhiệt ẩm của khí hậu 3 địa điểm : Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh

- Vẽ hai đường biểu diễn trên cùng một hệ thống trục toạ độ.

+ Trục tung bên trái biểu thị nhiệt độ (t = °C)

+ Trục tung bên phải biểu thị giá trị lượng mưa tương ứng với giá trị nhiệt độ p= 2t (p= mm). Tháng có lượng mưa trên 100 mm, chia khoảng cách tương ứng 100 mm.

+ Trục hoành chia khoảng cách tương ứng 12 tháng

- Ghi chú giải phân biệt đường biểu diễn nhiệt độ và lượng mưa, tháng mưa và tháng khô.
Biểu đồ tương quan nhiệt ẩm

Nhận xét chế độ nhiệt, chế độ mưa và sự phân hoá mùa của các địa điểm trên (theo chỉ tiêu qui định)

Bảng tóm tắt các đặc điểm khí hậu của 3 địa điểm

Biểu đồ tương quan nhiệt ẩm

- Hà Nội: có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong ba vùng với 23,5°C. ở đây có một mùa đông lạnh (t < 20 °C) kéo dài ba tháng do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, không quá khô. Mùa mưa kéo dài 6 tháng, tháng VIII có lượng mưa lớn nhất đạt 318 mm.

- Huế: có nhiệt độ trung bình cao hơn, với 25,2°C. Huế không có mùa đông lạnh vì hầu hết các tháng đều > 20°C. Mùa mưa đến muộn, bắt đầu từ tháng VIII, đạt cực đại vào tháng X với 795mm và kết thúc chậm vào tháng I. Tổng lượng mưa lên tới 2867 mm, gấp 1,7 lần lượng mưa ở Hà Nội. Lượng mưa ở Huế lớn, tập trung cao là do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới, của frông lạnh khi gió đông bắc về, của hoàn lưu phía trước các cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới kết hợp với địa hình chắn gió của dãy Bạch Mã.

- TP. Hồ Chí Minh: có nhiệt độ trung bình cao nhất > 27°C; do nằm ở vĩ độ thấp nên lượng bức xạ mặt trời quanh năm lớn. Mùa mưa bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng XI. Mùa khô rất rõ rệt, đặc biệt ở đây có 3 tháng hạn, lượng mưa < 15 mm/tháng, do sự thống trị của khối khí tín phong nửa cầu bắc trong điều kiện thời tiết ổn định.

Nhìn chung, chế độ nhiệt, chế độ mưa của ba địa điểm trên tiêu biểu cho ba kiểu thời tiết khí hậu đặc trưng của khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Sự khác biệt giữa ba vùng chủ yếu là do ảnh hưởng của vĩ độ và các yếu tố: khối khí, frông, áp thấp và bão kết hợp với hiệu ứng do địa hình đón gió hay khuất gió mang lại.

--------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Cách nhận xét biểu đồ tương quan nhiệt ẩm. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7, Đề thi học kì 1 lớp 7,... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com để học tốt môn Địa hơn.

Đánh giá bài viết
1 156
Sắp xếp theo

    Địa lý lớp 7

    Xem thêm