Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tại sao thảm thực vật ở Châu Âu lại thay đổi từ tây sang đông?

Tại sao thảm thực vật ở Châu Âu lại thay đổi từ tây sang đông? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Tại sao thảm thực vật ở châu âu lại thay đổi từ tây sang đông?

Lời giải:

Thảm thực vật ở châu Âu lại thay đổi từ Tây sang Đông do có sự thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa từ Tây sang Đông.

Trước tiên chúng ta đi tìm hiểu sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương ở Tây Âu và khí hậu ôn đới lục địa ở Đông Âu.

+ Nhiệt độ: khí hậu ôn đới hải dương có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 18oC, nhiệt độ tháng lạnh nhất khoảng 8oC. Khí hậu ôn đới lục địa có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 20oC, nhiệt độ tháng lạnh nhất là -12oC. Như vậy, khí hậu ôn đới hải dương ấm hơn khí hậu ôn đới lục địa.

+ Lượng mưa: khí hậu ôn đới hải dương có lượng mưa hàng năm khoảng 1.000mm, khí hậu ôn đới lục địa lượng mưa hàng năm từ 400 đến 600mm. Như vậy, khí hậu ôn đới hải dương ẩm hơn khí hậu ôn đới lục địa.

Chính bởi sự khác nhau về khí hậu ở 2 vùng Tây Âu và Đông Âu kéo theo sự khác nhau về thảm thực vật ở 2 vùng này.

Thảm thực vật ở châu Âu lại thay đổi từ Tây sang Đông do có sự thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa từ Tây sang Đông.

- Phía Tây có khí hậu ôn đới hải dương, mưa nhiều. Đồng thời, có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương làm cho biển và khí hậu thêm ấm áp về mùa đông. Quanh năm gió Tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm vào đất liền làm giảm bớt tính chất lục địa của khí hậu ở khu vực Đông và Đông Nam châu Âu. Từ đó dẫn đến sự phát triển đa dạng của thảm thực vật.

Càng vào sâu trong đất liền, ảnh hưởng của biển và của khối khí hải dương yếu dần. Biên độ nhiệt trong năm lớn, lượng mưa giảm nên rừng lá rộng phát triển (sồi, dẻ,...)

- Phía Đông, có khí hậu ôn đới lục địa, đồng thời vì nằm sâu trong nội địa nên ít chịu ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới. Khí hậu khắc nghiệt cho nên thực vật ít phát triển, chủ yếu là rừng lá kim.

Càng đi về phía đông, lượng mưa càng giảm, biên độ nhiệt lớn nên thảo nguyên thay thế cho rừng.

--------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Tại sao thảm thực vật ở Châu Âu lại thay đổi từ tây sang đông? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7, Đề thi học kì 1 lớp 7,... được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt môn Địa hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lý lớp 7

    Xem thêm