So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa
So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa
Câu hỏi: So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa.
Lời giải:
- Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa:
+ Ôn đới hải dương: Mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0oC, mưa quanh năm (Khoảng 800-1000 mm/năm), nhìn chung là ẩm ướt.
+ Ôn đới lục địa: Mùa đông lạnh, khô, mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè. Càng vào sâu trong lục địa, tính chất lục địa càng tăng: Mùa hè nóng hơn, mùa đông lạnh hơn, từ tháng 11 đến tháng 4 có tuyết rơi vì nhiệt độ thấp < 0 độ C
1. Vị trí địa hình
a) Vị trí:
- Thuộc lục địa Á - Âu.
- Nằm giữa các vĩ tuyến 36°B và 71°B, ba mặt giáp các biển và đại dương lớn: Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
- Diện tích 10 triệu km², đứng thứ 3 trên thế giới.
b) Địa hình:
- Bờ biển dài 43.000 km, bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh và biển ăn sâu vào đất liền.
- Dãy U-ran là ranh giới tự nhiên ở phía đông, ngăn cách châu Á và châu Âu.
- Ba dạng địa hình chính: đồng bằng, núi già, núi trẻ:
- Đồng bằng kéo dài từ tây - đông, chiếm 2/3 diện tích châu lục.
- Núi già nằm ở phía bắc và vùng trung tâm, với những ngọn đỉnh tròn, thấp.
- Núi trẻ nằm ở phía nam, đỉnh cao và nhọn.
2. Khí hậu, sông ngòi, thực vật
a) Khí hậu
- Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới: ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.
- Một phần nhỏ ở phía bắc có khí hậu hàn đới.
b) Sông ngòi
- Mật độ sông ngòi dày đặc.
- Sông có lượng nước dồi dào.
- Các sông quan trọng: Đa-nuyp, Rai-nơ và Von-ga.
c) Thực vật
Thảm thực vật thay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa:
- Ven biển Tây Âu: rừng lá rộng.
- Sâu trong nội địa: rừng lá kim.
- Phía Đông Nam: thảo nguyên.
- Ven Địa Trung Hải: rừng lá cứng.
3. Các kiểu môi trường tự nhiên
a) Môi trường ôn đới hải dương:
- Các nước vùng ven biển Tây Âu như Anh, Ai-len, Pháp,.... có khí hậu ôn đới hải dương.
- Mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0°C.
- Mưa quanh năm. Lượng mưa tương đối lớn, khoảng 800 - 1000 mm/năm.
- Nhiều sương mù, đặc biệt là mùa thu - đông.
- Dòng hải lưu nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới có vai trò rất lớn, làm cho khí hậu của các nước này ấm và ẩm hơn so với các nơi khác cùng vĩ độ.
- Sông ngòi nhiều nước quanh năm, không đóng băng.
- Có rừng sồi, dẻ. Nay chỉ còn lại trên các sườn núi.
b) Môi trường ôn đới lục địa:
- Khu vực Đông Âu có khí hậu ôn đới lục địa.
- Phía bắc Đông Âu có mùa đông kéo dài, tuyết bao phủ.
- Về phía nam, mùa đông càng ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm.
- Sâu trong đất liền, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mưa.
- Sông nhiều trong mùa xuân - hạ, có thời kì đóng băng vào mùa đông. Sâu trong nội địa, thời gian sông đóng băng càng dài hơn.
- Có rừng và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích. Thực vật thay đổi hướng bắc - nam.
- Gần vòng cực là đới đồng rêu băng giá quanh năm. Phía nam có rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng, thảo nguyên rừng. Ven biển Ca-xpi là nửa hoang mạc.
c) Môi trường địa trung hải.
- Các nước Nam Âu, ven Địa Trung Hải.
- Mùa thu - đông, thời tiết không lạnh lắm và có mưa. Mùa hạ nóng, khô.
- Sông ngòi ngắn và dốc. Mùa thu - đông nhiều nước, mùa hạ ít nước.
- Thực vật thích nghi với điều kiện khí hậu khô hạn trong mùa hạ. Rừng thưa, bao gồm loại cây lá cứng và xanh quanh năm.
d) Môi trường núi cao:
- Dãy An-pơ nhận được nhiều mưa ở các sườn Tây.
- Thảm thực vật thay đổi theo độ cao.
- Cao 800 - 1800m, nhiệt độ giảm dần, mưa nhiều, rừng hỗn giao phát triển.
- Trên 1800m, nhiệt độ tiếp tục giảm, là địa bàn của các loài cây lá kim (thông, tùng...).
- Trên 2200m là vùng đồng cỏ núi cao.
- Trên 3000m có băng tuyết vĩnh cửu và băng hà bao phủ.
--------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7, Đề thi học kì 1 lớp 7,... được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt môn Địa hơn.