Các mỏ dầu và khí đốt phân bố chủ yếu ở đâu?
VnDoc xin giới thiệu bài Các mỏ dầu và khí đốt phân bố chủ yếu ở đâu? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Các mỏ dầu và khí đốt phân bố chủ yếu ở đâu?
- 1. Các quốc gia giàu sản lượng kim cương ở châu Phi?
- 2. Tác động của vấn đề dân cư và xã hội ở châu Phi tới sự phát triển kinh tế
- 3. So sánh nền kinh tế của ba khu khu vực ở châu Phi
- 4. Tình hình chung của các nước châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai
- 5. Những nhân tố thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi
Trắc nghiệm: Các mỏ dầu và khí đốt phân bố chủ yếu ở đâu?
- Phía Nam và phía Bắc của châu Phi.
- Phía Tây và phía Bắc châu Phi.
- Phía Bắc của châu Phi.
- Phía Tây và phía Đông châu Phi.
Trả lời :
Đáp án đúng: C. Phía Bắc của châu Phi.
Các mỏ dầu và khí đốt phân bố chủ yếu ở phía Bắc của châu Phi.
1. Các quốc gia giàu sản lượng kim cương ở châu Phi?
Châu Phi có nhiều quốc gia nằm trong nhóm trữ lượng kim cương lớn nhất thế giới. Chúng chiếm đến gần một nửa lượng kim cương khai thác toàn cầu. Có thể kể đến một số quốc gia như:
Botswana: Đất nước này đóng góp đến 20% lượng kim cương tự nhiên cho toàn cầu. Loại khoáng sản này chiếm gần 40% thu nhập kinh tế cho Botswana mỗi năm.
Cộng hòa dân chủ nhân dân Congo: Kinh tế Congo phần lớn phụ thuộc vào việc khai thác khoáng sản, nhất là kim cương tự nhiên. Quốc gia này đóng góp đến 19% lượng kim cương khai thác thô cho thế giới.
Nam Phi: Đất nước phía nam lục địa đen giàu có nhờ ngành công nghiệp khai thác, chế tác và kinh doanh kim cương.
Angola, Namibia, Ghana: Đây là 3 nước nằm trong bảng xếp hạng top 10 quốc gia có lượng kim cương lớn toàn cầu. Nền kinh tế của cả ba đều có sự phụ thuộc nhất định vào những viên kim cương.
Những quốc gia giàu có về kim cương tự nhiên ở châu Phi càng khẳng định rõ ràng hơn việc tại sao châu Phi có nhiều kim cương như thế.
2. Tác động của vấn đề dân cư và xã hội ở châu Phi tới sự phát triển kinh tế
- Dân số đông và tốc độ tăng dân số cao đã gây nhiều sức ép về vấn đề xã hội của châu Phi:
+ Đói nghèo: vấn đề đảm bảo an ninh lương thực gặp nhiều khó khăn trong khi điều kiện canh tác nông nghiệp hạn chế.
+ Vấn đề nhà ở, y tế giáo dục gặp nhiều khó khăn: chất lượng đời sống nhân dân còn thấp, nhiều khu nhà ổ chuột, dịch bệnh tràn lan, đe dọa cuộc sống của hàng trăm triệu người dân châu Phi.
+ Gây sức ép về vấn đề giải quyết việc làm.
+ Kìm hãm sự phát triển kinh tế.
+ Trình độ dân trí thấp, còn nhiều hủ tục.
+ Các cuộc xung đột tại Bờ Biển Ngà, Công –gô, Xu-đăng, Xô-man-li…cướp đi sinh mạng của hàng triệu người.
3. So sánh nền kinh tế của ba khu khu vực ở châu Phi
Khu vực | Đặc điểm chính của nền kinh tế |
Bắc Phi | - Kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác – xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, phốt phát và phát triển du lịch. - Các nước ven Địa Trung Hải trồng lúa mì, oliu, cây ăn quả cận nhiệt đới… Các nước phía Nam Xa – ha – ra trồng một số loại cây nhiệt đới như lạc, bông, ngô…nhưng sản lượng không lớn. |
Trung Phi | - Các quốc gia ở Trung Phi phần lớn là nghèo, nền kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản và khoáng sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu - Đất đai thoái hóa, hạn hán kéo dài và nạn châu chấu là những nguyên nhân chủ yếu khiến nạn đói thường xuyên xảy ra. - Nền kinh tế của nhiều nước trong khu vực thường xuyên rơi vào khủng hoảng do giá nông sản và khoáng sản trên thế giới không ổn định |
Nam Phi | Các nước khu vực Nam Phi có trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch, phát triển nhất là Cộng hòa Nam Phi |
4. Tình hình chung của các nước châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai
- Sau Chiến tranh, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập diễn ra sôi nổi.
+ Diễn ra sớm nhất ở vùng Bắc Phi. Khởi đầu là cuộc binh biến ở Ai Cập (7-1952), cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 8 năm của nhân dân An- giê-ri (1954-1962).
+ Tiếp theo, phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ở khắp châu Phi diễn ra mạnh mẽ.
- Năm 1960 được gọi là "Năm châu Phi" với 17 nước tuyên bố độc lập.
- Năm 1975, hệ thống thuộc địa củaa Bồ Đào Nha tan rã, ra đời các quốc gia độc lập: Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích... và xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) ở cộng hoà Nam Phi (1993).
- Sau khi giành độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, nhưng chưa thay đổi được tình trạng đói nghèo, lạc hậu.
- Từ cuối những năm 80, tình hình châu Phi ngày càng khó khăn và không ổn định như:
+ Xung đột, nội chiến, đói nghèo, nợ nần và bệnh tật...
+ Chia rẽ và xung đột, nội chiến đã và đang làm cho các nước châu Phi ngày càng khó khăn, lâm vào những thảm hoạ đau.
- Đã hình thành tổ chức khu vực - tổ chức thống nhất châu Phi, nay gọi là Liên minh châu Phi (AU).
5. Những nhân tố thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi
- Sự kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai cũng như những thay đổi về tình hình quốc tế sau chiến tranh có tác dụng thúc đẩy phong trào độc lập dân tộc tại châu Phi.
- Thất bại của chủ nghĩa phát xít, sự suy yếu của Anh và Pháp, hai quốc gia thống trị nhiều vùng thuộc địa tại châu Phi, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi.
- Thắng lợi của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, trước hết là của Việt Nam và Trung Quốc đã cổ vũ các cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi.
=> Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân đã diễn ra sôi nổi trên lục địa này.
--------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Các mỏ dầu và khí đốt phân bố chủ yếu ở đâu? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7, Đề thi học kì 1 lớp 7,... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com để học tốt môn Địa hơn.