Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nguyên nhân hình thành đất feralit

VnDoc xin giới thiệu bài Nguyên nhân hình thành đất feralit được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nguyên nhân hình thành đất feralit có màu đỏ vàng ở môi trường nhiệt đới là do

  1. Sự rửa trôi của các bazơ dễ tan như Ca+, K, M+.
  2. Sự tích tụ ôxit sắt.
  3. Sự tích tụ ôxit nhôm.
  4. Sự tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm.

Lời giải:

Đáp án đúng: D. Sự tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm.

Giải thích:

Ở miền núi, trong mùa mưa, nước mưa thấm sâu xuống các lớp đất đá bên dưới, đến mùa khô, nước lại di chuyển lên mang theo ôxit sắt, nhôm tích tụ dần ở gần mặt đất làm cho đất có màu đỏ vàng, gọi là đất feralit.

1. Khí hậu

- Vị trí: Nằm khoảng vĩ độ từ 5oB và 5oN ở mỗi bán cầu về 2 đường chí tuyến.

- Đặc điểm:

+ Nhiệt độ cao quanh năm, nhiệt độ trung bình năm > 20oC

+ Trong năm có hai mùa rõ rệt: Một mùa mưa và một mùa khô (thời kì khô hạn kéo dài khoảng 3 đến 9 tháng).

+ Càng gần chí tuyến thời kì khô hạn càng dài => biên độ nhiệt càng lớn.

+ Lượng mưa trung bình năm: 500mm – 1500mm.

+ Lượng mưa thay đổi từ xích đạo về chí tuyến.

2. Các đặc điểm khác của môi trường

- Thiên nhiên của môi trường nhiệt đới thay đổi theo mùa. Vào mùa mưa, cây cỏ chim thú linh hoạt ; đây cũng là mùa lũ của các con sông. Đến thời kì khô hạn, cây cỏ úa vàng, chim thú tìm về những nơi còn nguồn nước ; lượng nước sông giảm lòng sông thu hẹp lại.

- Sinh vật của môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa thay đổi theo mùa. Vào mùa mưa, thực vật và động vật đều tươi tốt, thay đổi một cách linh hoạt. Ở những khu vực mưa nhiều, rừng cây có nhiều tầng và có một số cây rụng lá vào mùa khô. Ở những khu vực mưa ít có đồng cỏ cao nhiệt đới. Nhìn chung, thảm thực vật thay đổi dần về phía hai chí tuyến, rừng thưa chuyển sang đồng cỏ nhiệt đới hay còn gọi là xavan, tiếp là vùng cỏ mọc thưa thớt trên mặt đất cùng với những đám cây bụi gai được gọi là nửa hoang mạc.

- Loại đất đặc trưng của môi trường này là đất Feralit. Do ở các miền đồi núi, trong mùa mưa, nước mưa thấm sâu xuống các lớp đất đá bên dưới, đến mùa khô, nước lại di chuyển lên trên mặt mang theo oxit sắt, nhôm tích tụ lâu ngày làm cho đất có màu đỏ vàng. Nếu không được cây cối che phủ và quá trình canh tác không hợp lí, đất ở môi trường nhiệt đới gió mùa dễ bị xói mòn, rửa trôi và thoái hoá.

- Thảm thực vật cũng thay đổi dần về phía hai chí tuyến, rừng thưa chuyển sang đồng cỏ cao nhiệt đới (xavan) và cuối cùng là những vùng cỏ mọc thưa thớt trên mặt đất cùng với vài đám cây bụi gai (nửa hoang mạc). Diện tích xavan và nửa hoang mạc ngày càng mở rộng, không chỉ do lượng mưa ít mà còn do con người phá rừng và cây bụi để lấy gỗ, củi hoặc làm nương rẫy. Đất bị thoái hoá dần và cây cối khó mọc lại được.

- Môi trường nhiệt đới thích hợp cho việc trồng trọt nhiều loại cây lương thực và cây công nghiệp... Ở những nơi chủ động được tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp phát triển, dân cư tập trung đông đúc.

3. Những thuận lợi và khó khăn của môi trường nhiệt đới

Thuận lợi

- Với nền nhiệt độ cao và nắng là điều kiện thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi phát triển quanh năm.

- Ngoài ra, đối với hoạt động nông nghiệp còn có thể thực hiện các biện pháp tăng vụ, gối vụ, xen canh, thâm canh nhờ điều kiện nhiệt ẩm dồi dào.

- Các sản phẩm nông nghiệp ở môi trường nhiệt đới gió mùa luôn được đa dạng, là nguồn cung lớn trên toàn thế giới.

Khó khăn

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, những khó khăn của môi trường nhiệt đới cũng là những thách thức lớn đối với con người.

- Các loại cây trồng, vật nuôi thường xuyên bị đe dọa bởi những loại dịch bệnh phá hoại, nhất là về mùa lũ.

- Đất đai bị xói mòn, hoang mạc hoá khiến cho chất dinh dưỡng trong đất không thể đáp ứng nhu cầu của cây trồng.

- Các loại thiên tai như lũ lụt, hạn hán kéo dài, sóng thần, bão… không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất mà còn gây trở ngại đối với hoạt động thường ngày của con người.

--------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Nguyên nhân hình thành đất feralit. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7, Đề thi học kì 1 lớp 7,... được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt môn Địa hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lý lớp 7

    Xem thêm