Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với Bắc Mĩ

Chúng tôi xin giới thiệu bài So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với Bắc Mĩ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ

Câu hỏi: So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ

Lời giải:

Giống nhau: Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.

- Hệ thống núi trẻ, cao ở phía Tây

+ Bắc Mĩ: Hệ thống Cooc-đi-e

+ Trung Mĩ và Nam Mĩ: Hệ thống An- đét

- Đồng bằng ở giữa

+ Bắc Mĩ: ĐB Trung tâm

+ Trung và Nam Mĩ: ĐB A-ma-dôn, Pam-pa…

- Sơn nguyên, núi già ở phía Đông

+ Bắc Mĩ: Núi già A-pa-lat và sơn nguyên trên bán đảo La-bra-do

+ Trung và Nam Mĩ: Các sơn nguyên Guy-a-na, Bra-xin

Khác nhau:

Bắc Mĩ

Nam Mĩ

- phía đông là núi già và sơn nguyên

- ở phía Tây dãy Cooc-đi-e chiếm một nửa lục địa Bắc Mĩ.

- đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.

- phía đông là các cao nguyên

-Hệ thống An-det chỉ chiếm 1 phần nhỏ diện tích Nam Mĩ

- Các đồng bằng có độ cao tương đối bằng nhau, nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.

1. Bắc Mĩ

Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.

Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ, hiểm trở là một trong những miền núi lớn trên: Thế giới. Miền núi này chạy dọc bờ phía tây của lục địa, kéo dài 9000 km, cao trung binh 3000m – 4000m, gồm nhiều dãy chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên.

Miền núi Cooc-đi-e có nhiều khoáng sản như đồng, vàng, quặng đa kim, uranium.

Miền đồng bằng ở giữa

Miền đồng bằng ở giữa rộng lớn, tựa như một lòng máng khổng lồ cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam. Do địa hình lòng máng, không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập sâu vào nội địa.

Trong miền đồng bằng có nhiều hồ rộng như hệ thống Hồ Lớn ở phía bắc và nhiều sông dài như hệ thống sông Mit-xu-ri – Mi-xi-xi-pi.

Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông

Phía đông của Bắc Mĩ gồm sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo của Ca-na-đa và dãy núi A-pa-lat trên đất Hoa Kì. chạy theo hướng đông bắc – tây nam.

A-pa-lat là dãy núi cổ, tương đối thấp, chứa nhiều than và sắt. Phần bắc A-pa-lat chi cao 400m – 500m. Phần nam A-pa-lat cao 1000m – 1500m.

2. Trung và Nam Mĩ

Diện tích: 20,5 triệu Km2 là một không gian địa lí rộng lớn.

Khu vực Trung và Nam Mĩ gồm eo đất Trung Mĩ, các quần đảo trong biển Ca-ri-bê và toàn bộ lục địa Nam Mĩ.

Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng ti.

Phần lớn nằm trong môi trường nhiệt đới, có gió Tín phong Đông Bắc thổi thường xuyên.

Eo đất Trung Mĩ là nơi tận cùng của hệ thống Cooc-đi-e, có núi cao chạy dọc eo đất và nhiều núi lửa hoạt động. Ở các sườn núi hướng về phía đông và các đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô mưa nhiều, rừng rậm nhiệt đới bao phủ.

Quần đảo Ăng-ti là một vòng cung gồm vô số các đảo lớn nhỏ, kéo dài từ cửa vịnh Mê-hi-cô đến bờ đại lục Nam Mĩ, bao quanh biển Ca-ri-bê. Phía đông các đảo có mưa nhiều nên rừng rậm phát triển, phía tây mưa ít nên phát triển xavan và rừng thưa, cây bụi.

Khí hậu và thực vật phân hóa từ Đông sang Tây

Khu vực Nam Mĩ

Nam Mĩ có 3 khu vực địa hình

Dãy núi trẻ An-đét chạy dọc phía tây của Nam Mĩ. Đây là miền núi trẻ, cao và đồ sộ nhất châu Mĩ. Độ cao trung bình từ 3000 ra đến 5000 m, nhưng nhiều đỉnh vượt quá 6000 m, băng tuyết bao phủ quanh năm. Giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên rộng, quan trọng nhất là cao nguyên Trung An-đet. Miền núi An-đet có độ cao lớn lại trải dài trên nhiều vĩ độ nên thiên nhiên thay đổi từ bắc xuống nam và từ thấp lên cao, rất phức tạp.

Ở giữa là các đồng bằng rộng lớn. Phía bắc là đồng bằng Ô-ri-nô-cô hẹp, nhiều đầm lầy. Tiếp đến là đồng bằng A-ma-dôn, rộng và bằng phẳng nhất thế giới. Phía nam có đồng bằng Pam-pa và đồng bằng La-pla-ta, địa hình cao dần về phía dãy An-đet; đây là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.

Phía đông là các sơn nguyên. Sơn nguyên Guy-a-na được hình thành từ lâu đời và bị bào mòn mạnh, trở thành một miền đồi và núi thấp xen các thung lũng rộng. Sơn nguyên Bra-xin cũng được hình thành từ lâu nhưng được nâng lên, bề mặt bị cắt xẻ; rìa phía đông sơn nguyên có nhiều dãy núi khá cao xen các cao nguyên núi lửa; đất tốt, khí hậu nóng và ẩm ướt nên rừng cây phát triển rậm rạp.

--------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với Bắc Mĩ. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7, Đề thi học kì 1 lớp 7,... được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt môn Địa hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lý lớp 7

    Xem thêm