Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nguyên nhân hình thành các thành thị trung đại ở Châu Âu

Chúng tôi xin giới thiệu bài Nguyên nhân hình thành các thành thị trung đại ở Châu Âu được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nguyên nhân hình thành các thành thị trung đại ở Châu Âu

  1. Sản xuất bị đình trệ.
  2. Các lãnh chúa cho xây dựng các thành thị trung đại.
  3. Sự ngăn cản giao lưu buôn bán của các lãnh địa.
  4. Nghề thủ công phát triển nảy sinh nhu cầu trao đổi buôn bán.

Lời giải:

Đáp án đúng: D. Nghề thủ công phát triển nảy sinh nhu cầu trao đổi buôn bán.

Nguyên nhân hình thành các thành thị trung đại ở châu âu là do nghề thủ công phát triển nảy sinh nhu cầu trao đổi buôn bán.

Giải thích:

+ Từ thế kỉ XI, do sản xuất phát triển, ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa, sản phẩm được bán ra thị trường một cách tự do, không bị đóng kín trong lãnh địa.

+ Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hóa mạnh mẽ. Để có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, trao đổi sản phẩm, một số thợ thủ công đã tìm cách thoát khỏi lãnh địa. Họ đến những nơi có đông người qua lại như ngã ba, bến sông,... để buôn bán.

+ Những nơi họ tập trung buôn bán, sản xuất trở thành các thành phố lớn, gọi là thành thị trung đại.

1. Sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu.

- Cuối thế kỉ V, các quốc gia cổ đại phương Tây đã bị các bộ tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm, tiêu diệt.

* Người Giéc Man vào đế quốc La Mã đã:

- Phá bỏ bộ máy nhà nước Rô ma.

- Chia ruộng đất của chủ nô cho quý tộc và tướng lĩnh, họ có quyền lợi, giàu có đó là lãnh chúa phong kiến.

- Nô lệ và nông dân trở thành nông nô, họ lệ thuộc vào lãnh chúa.

- Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành ở Châu Âu.

* Xã hội phong kiến Châu Âu hình thành:

- Lãnh chúa phong kiến: là người có ruộng đất, tước vị, giàu có, quyền thế

- Nông nô: xuất thân từ nô lệ và nông dân, cuộc sống bị phụ thuộc vào lãnh chúa.

2. Lãnh địa phong kiến

Những vùng đất đai rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình gọi là lãnh địa phong kiến. Mỗi lãnh chúa phong kiến đều có một lãnh địa riêng.

* Đời sống trong lãnh địa:

- Lãnh chúa:

+ Xây dựng những pháo đài kiên cố, có hào sâu, tường cao bao quanh, trong đó có dinh thự, nhà thờ và có cả nhà kho, chuồng trại,...

+ Phần đất đai ở xung quanh lâu đài bao gồm đất canh tác, đồng cỏ, ao hồ, đầm lầy,... lãnh chúa giao cho nông nô sử dụng và thu tô, thuế.

+ Các lãnh chúa thì không bao giờ phải lao động, suốt ngày chỉ luyện tập cung, kiếm, cưỡi ngựa hoặc tổ chức những buổi tiệc tùng, hội hè trong những lâu đài nguy nga, tráng lệ, rực rỡ ánh đèn, nến. Họ đối xử tàn nhẫn với nông nô.

- Nông nô:

+ Phải nộp tô rất nặng, có khi tới 1/2 sản phẩm thu được.

+ Nộp nhiều thứ thuế khác như thuế thân, thuế cưới xin, thuế thừa kế tài sản,...

+ Bị lãnh chúa đối xử tàn nhẫn. Vì thế, nông nô đã nhiều lần nổi dậy chống lại các lãnh chúa phong kiến.

* Đặc điểm kinh tế: Tự cung tự cấp, không trao đổi với bên ngoài.

3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại

- Cuối thế kỉ XI, kinh tế thủ công nghiệp phát triển dẫn đến nhu cầu trao đổi và buôn bán hàng hoá, nhiều thành thị trung đại ra đời.

- Tổ chức của thành thị: phố xá cửa hàng, các phường hội và thương hội.

- Sống trong thành thị gồm thợ thủ công, thương nhân.

- Thành thị thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa, xã hội phong kiến châu Âu phát triển.

4. Những cuộc phát kiến lớn và sự suy vong của chế độ phong kiến châu Âu

Nguyên nhân:

- Từ giữa thế kỉ XV, sản xuất phát triển nhu cầu về vốn, nguyên liệu và thị trường tăng cao.

- Nhu cầu tìm kiếm con đường hàng hải mới từ phương Tây sang Ấn Độ và các nước phương Đông.

- Sự phát triển của kĩ thuật hàng hải và kĩ thuật đóng tàu.

- Kim chỉ nam (la bàn) do người Trung Quốc phát minh được sản xuất rộng rãi.

- Kiến thức địa lý về trái đất được mở rộng nhất là biết được trái đất hình tròn.

Các cuộc phát kiến địa lý lớn:

- Năm 1487, B. Đi-a-xơ đi vòng quanh điểm cực Nam châu Phi, tìm ra mũi Hảo Vọng.

- Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma chỉ huy đoàn tàu từ Lisbon đến mũi Hảo Vọng. Đến năm 1498, cập bến Ca-li-cút ở phía tây nam Ấn Độ.

- Năm 1492, C.Cô-lôm-bô “tìm ra” châu Mĩ.

- Từ 1519 - 1522, Ph.Ma-gien-lan thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái đất.

Hậu quả:

- Tìm ra những con đường hàng hải mới từ Đông sang Tây.

- Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển, mở rộng thị trường buôn bán.

- Đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu nguồn nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ, thị trường rộng lớn.

-> Chế độ phong kiến dần tan rã -> Dẫn tới sự ra đời của Chủ nghĩa thực dân

--------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Nguyên nhân hình thành các thành thị trung đại ở Châu Âu. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7, Đề thi học kì 1 lớp 7,... được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt môn Địa hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lý lớp 7

    Xem thêm