Đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới gió mùa

Chúng tôi xin giới thiệu bài Đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới gió mùa được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới gió mùa?

Lời giải:

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa là loại khí hậu đặc sắc của đới nóng điển hình là ở Nam Á và Đông Nam Á

- Nguyên nhân hình thành gió mùa: Do sự chênh lệch khí áp giữa lục địa và đại dương vào mùa đông và mùa hạ.

- Mùa hạ có gió thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tới, đem theo không khí mát mẻ và mưa lớn.

- Mùa đông, gió mùa thổi từ lục địa châu Á ra, đem theo không khí khô và lạnh, càng về gần Xích đạo gió ấm dần lên.

- Có 2 đặc điểm nổi bật: nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường.

- Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC. Biên độ nhiệt trung bình năm khoảng 8oC.

- Lượng mưa trung bình năm trên 1000 mm nhưng thay đổi tùy thuộc vào vị trí gần hay xa biển, vào sườn núi đón gió hay khuất gió

- Thời tiết diễn biến thất thường. Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn và lượng mưa có năm ít, năm nhiều nên dễ gây ra hạn hán hay lụt lội.

- Đây là môi trường đa dạng và phong phú của đới nóng.

- Những nơi mưa nhiều: rừng có nhiều tầng nhưng không bằng rừng rậm xanh quanh năm; trong rừng có một số cây rụng lá vào mùa khô.

- Những nơi mưa ít có đồng cỏ cao nhiệt đới.

- Vùng cửa sông, ven biển đang được phù sa bồi đắp, xuất hiện rừng ngập mặn

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp cho việc trồng cây lương thực nhiệt đới (đặc biệt là lúa nước) và cây công nghiệp.

- Đây là một trong những nơi tập trung đông dân nhất trên thế giới.

Luyện tập

Bài tập 1: Quan sát các hình 7.1 và 7.2, nhận xét về hướng gió thổi vào mùa hạ và vào mùa đông ở các khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Giải thích tại sao lượng mưa ở các khu vực này lại có sự chênh lệch rất lớn giữa mùa hạ và mùa đông?

Bài làm:

- Quan sát các hình 7.1 và 7.2, ta có nhận xét về hướng gió thổi vào mùa hạ và vào mùa đông ở các khu vực Nam Á và Đông Nam Á như sau:

+ Về mùa hạ: Hướng gió chủ yếu thổi vào Nam Á và Đông Nam Á là hướng Tây Nam. Khi thổi lên lên phía Bắc thì hướng gió chuyển hướng thành hướng Đông Nam.

+ Về mùa đông: Hướng gió chủ yếu thổi vào Nam Á và Đông Nam Á là hướng Đông Bắc, khi thổi xuống phía Nam thì hướng gió chuyển hướng thành Tây Nam.

+ Lượng mưa ở các khu vực này lại có sự chênh lệch rất lớn giữa mùa hạ và mùa đông là bởi vì: mà hạ mưa nhiều là do gió Tây Nam thổi qua vùng biển xích đạo mang theo một lượng lớn hơi nước. Còn mùa đông mưa rất ít bởi vì gió mùa Đông Bắc thổi từ lục địa về có tính chất khô.

Bài tập 2: Quan sát các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và Mum – bai (Ấn Độ). Qua đó nêu nhận xét về diễn biến nhiệt độ, lượng mưa trong năm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Diễn biến nhiệt độ trong năm ở Hà Nội có gì khác Mum – bai?

Bài làm:

- Diễn biến nhiệt độ, lượng mưa trong năm của khí hậu nhiệt đới gió mùa:

+ Nhiệt độ TB năm trên 20oC, nhưng thay đổi theo mùa (có một mùa nhiệt độ thấp và có một mùa nhiệt độ cao).

+ Lượng mưa TB năm trên 1500mm, nhưng thay đổi theo mùa: Một mùa mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10; một mùa mưa ít từ tháng 11 đến tháng 4.

- Sự khác biệt về diễn biến nhiệt độ trong năm ở Hà Nội so với nhiệt độ trong năm ở Mum – bai:

+ Về nhiệt độ:

  • Hà Nội có mùa đông xuống dưới 180oC tạo nên một mùa đông lạnh, mùa hạ nhiệt độ lên tới hơn 30oC, biên độ nhiệt năm cao trên 12o
  • Mum – bai có nhiệt độ tháng nóng nhất dưới 30oC, tháng nhiệt độ thấp nhất là 23o Ở mum – bai nóng quanh năm.

+ Về lượng mưa: Cả Hà Nội và Mum – bai đều có lượng mưa lớn trên 1700mm. Mưa diễn ra theo mùa tuy nhiên lượng mưa phân bố vào mùa đông của Hà Nội lớn hơn Mum – bai.

--------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới gió mùa. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7, Đề thi học kì 1 lớp 7,... được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt môn Địa hơn.

Đánh giá bài viết
1 316
Sắp xếp theo

    Địa lý lớp 7

    Xem thêm