Giải thích vì sao đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng?
VnDoc xin giới thiệu bài Giải thích vì sao đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giải thích vì sao đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng?
Câu hỏi: Giải thích vì sao đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng?
Trả lời:
Ở vùng nhiệt đới, khí hậu phân mùa rõ rệt; tại khu vực đồi núi vào mùa mưa, nước mưa thấm xuống các lớp đất đá bên dưới, đến mùa khô nước lại di chuyển lên mang theo ôxít sắt, nhôm, tích tụ dần ở gần mặt đất làm cho đất có màu đỏ vàng.
1. Đất Feralit là gì?
- Nhóm đất đỏ vàng hay còn gọi là nhóm đất Feralit trong phân loại của FAO, nó được gọi tên là Ferralsols, là nhóm đất có màu đỏ hoặc lẫn đỏ, thường xuất hiện dưới tán rừng mưa nhiệt đới. Tầng tích lũy chất hữu cơ (tầng A) thường mỏng, hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp, trong thành phần của mùn, axít fulvônic thường chiếm ưu thế.
Đất Feralit thường có tích tụ các ôxit của sắt và nhôm [Fe và Al] trong tầng B, do vậy tạo nên màu đỏ vàng thường thấy của loại đất này (trong phân loại của Bộ nông nghiệp Mỹ, người ta lấy tên nhóm đất này là oxisols có nguyên nhân từ điều này). Hàm lượng các khoáng vật nguyên sinh rất thấp, trừ các khoáng vật rất bền (thạch anh, cao lanh). Đoàn lạp của đất có tính bền tương đối cao chiếm 65% diện tích đất tự nhiên.
- Đặc tính của đất Feralit : lớp vỏ phong hóa dày, có sự tích tụ ôxít sắt, nhôm tạo nên màu đỏ vàng; đất chua, dễ bị thoái hóa.
- Ảnh hưởng:
+ Thích hợp để trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và đồng cỏ cho chăn nuôi.
+ Đất nghèo dinh dưỡng nên trong quá trình trồng trọt cần phải cải tạo đất.
+ Đất dễ bị xói mòn nên cần có biện pháp thích hợp để bảo vệ đất.
2. Quá trình hình thành đất Feralit
- Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Trong điều kiện nhiệt đới ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất bazơ dễ tan (Ca2+, Mg2+, K+) làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ oxit sắt (Fe2O3) và oxit nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng.
- Quá trình hình thành đất feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp
- Đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta và dễ bị suy thoái.
3. Sử dụng hợp lí tài nguyên đất
Nhóm đất đỏ vàng có thể được sử dụng để trồng một số cây công nghiệp: Cao su, ca cao, cà phê, điều,... Ngoài ra cũng có thể canh tác cây lương thực: lúa, ngô, sắn mì,... có giá trị với việc trồng rừng và cây công nghiệp
Đặc tính của đất feralit là lớp vỏ phong hóa dày, đất thoáng khí, thoát nước, nghèo các chất bazơ, nhiều oxide sắt, nhôm; đất chua, dễ bị thoái hóa.
Loại đất này thích hợp để trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và đồng cỏ cho chăn nuôi, nhưng không thích hợp để trồng lúa và các cây ngắn ngày. Trong quá trình trồng trọt cần phải cải tạo đất, giảm độ chua, hạn hán, xói mòn, rửa trôi đất.
*Biện pháp cải tạo
- Xây dựng bờ vùng, bờ thửa và hệ thống mương máng bảo đảm tưới tiêu, hợp lí.
- Bón vôi cải tạo đất.
- Luân canh cây trồng: chú ý cây họ đậu, cây phân xanh.
- Cày sâu dần.
- Bón tăng phân hữu cơ, phân bón hoá học hợp lí.
- Nhóm đất mùn núi cao: Khi lên núi cao, nhiệt độ giảm dần, đất feralit chuyển dần sang các loại đất mùn feralit và đất mùn núi cao, hình thành dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao. Nhóm đất này chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất rừng đầu nguồn cần được bảo vệ.
- Nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển chiếm 24% diện tích đất tự nhiên: Nhóm đất này tập trung tại các đồng bằng lớn, nhỏ từ bắc vào nam. Rộng lớn và phì nhiêu nhất là đồng bằng sông Cửu Long (40 000 km2) và đồng bằng sông Hồng (15 000 km2).
Độ phì của đất phù sa phụ thuộc vào đặc tính phù sa của các sông và chế độ canh tác của con người. Đất phù sa nhìn chung rất phì nhiêu, dễ canh tác và làm thủy lợi. Đất tơi xốp, ít chua, giàu mùn... thích hợp với nhiều loại cây trồng (lúa, hoa màu, cây ăn quả v.v...). Nhóm đất này cũng chia thành nhiều loại và phân bố ở nhiều nơi: đất trong đê, đất ngoài đê (hay đất bãi bồi) khu vực sông Hồng; đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền. sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ v.v...
--------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Giải thích vì sao đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7, Đề thi học kì 1 lớp 7,... được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt môn Địa hơn.