Cách nhận xét biểu đồ địa lý 7
Chúng tôi xin giới thiệu bài Cách nhận xét biểu đồ địa lý 7 được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Cách nhận xét biểu đồ địa lý 7
1. Bố cục phần nhận xét biểu đồ địa lí
Một bài nhận xét biểu đồ hoặc bảng số liệu gồm có 4 phần chính như sau:
- Nhìn chung
+ Đây là phần rất quan trọng, định hướng cho cả bài nhận xét của bạn.
+ Hãy quan sát bảng số liệu và đưa ra lời nhận xét, đa phần các yếu tố là: tăng, giảm, biến động, có xu hướng tăng hay có xu hướng giảm?
+ Đó là 5 cụm từ then chốt trong câu mở đầu của một bài nhận xét biểu đồ hoặc bảng số liệu. Nhưng cần tùy vào từng bảng số liệu cụ thể mà sử dụng cho hợp lí.
- Trong đó
+ Dựa vào số liệu trong bảng thống kê và biểu đồ đã vẽ. Nhận xét phải có số liệu để dẫn chứng, không nhận xét chung chung. Giải thích nguyên nhân, phải dựa vào kiến thức của các bài đã học.
+ Lúc này cần đi vào phân tích khá cụ thể và chi tiết đối với từng số liệu, tuy nhiên không nhất thiết là phải phân tích tất cả các số liệu.
+ Bởi nếu trong bảng có quá nhiều số liệu thì cần biết gộp vào thành các nhóm và chọn một vài số liệu điển hình để phân tích. Nếu bảng cho ít số liệu thì có thể đi vào chi tiết, cụ thể.
+ Khi phân tích cần chú ý đi theo một thứ tự, từ cao xuống thấp, từ lớn xuống nhỏ.
+ Cần có kỹ năng tính tỉ lệ (%), hoặc tính ra số lần tăng (hay giảm) để chứng minh cụ thể ý kiến nhận xét, phân tích.
+ Hơn kém nhau bao nhiêu lần, cho dẫn chứng và đơn vị của số liệu đó.
+ Về trạng thái tăng: Ta dùng những từ nhận xét theo từng cấp độ như: “Tăng”; “Tăng mạnh”; “Tăng nhanh”; “Tăng đột biến”; “Tăng liên tục”,… Kèm theo với các từ đó, bao giờ cũng phải có số liệu dẫn chứng cụ thể tăng bao nhiêu (triệu tấn, tỉ đồng, triệu người; Hay tăng bao nhiêu (%), bao nhiêu lần?).v.v.
+ Về trạng thái giảm: Cần dùng những từ sau: “Giảm”; “Giảm ít”; “Giảm mạnh”; “Giảm nhanh”; “Giảm chậm”; “Giảm đột biến” Kèm theo cũng là những con số dẫn chứng cụ thể. (triệu tấn; tỉ đồng, triệu dân; Hay giảm bao nhiêu (%); Giảm bao nhiêu lần?).v.v.
- Giải thích
+ Cần dựa vào các kiến thức đã học và các kiến thức thực tế.
+ Căn cứ vào các nguồn lực tự nhiên và xã hội để lí giải vì sao cái này tăng, cái kia giảm. Đồng thời cũng cần phải theo dõi vấn đề kinh tế của đất nước và thế giới trong những năm gần đây, ví như các cuộc khủng hoảng chẳng hạn. Những điều này tưởng như đơn giản nhưng lại rất hữu ích khi bạn đưa vào phần nhận xét của mình.
+ Giải thích cũng cần đi theo trình tự như trong phần phân tích số liệu ở trên.
- Kết luận
Về nhận xét tổng quát: Cần dùng các từ diễn đạt sự phát triển như: “Phát triển nhanh”; “Phát triển chậm”; “Phát triển ổn định”; “Phát triển không ổn định”; “Phát triển đều”; “Có sự chênh lệch giữa các vùng”.v.v.
Đây là câu tổng kết lại vấn đề đã trình bày và nói lên xu hướng trong tương lai, đây là phần bạn có thể đưa ra dự đoán của mình. Tuy nhiên cũng hãy căn cứ vào kiến thức đã học để đưa ra dự đoán sao cho có cơ sở.
2. Một vài lưu ý nhỏ
- Nhận xét cần gạch đầu dòng và có cách trình bày khoa học và rõ ràng.
- Nhận xét nên ngắn gọn, không quá dài dòng và lan man, cần đi vào những ý chính và cốt lõi nhất.
- Mỗi nhận xét cần có số liệu đi kèm để chứng minh, tạo căn cứ xác thực.
- Khi trình bày cần sắp xếp theo thứ tự, tránh lủng củng.
--------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Cách nhận xét biểu đồ địa lý 7. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7, Đề thi học kì 1 lớp 7,... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com để học tốt môn Địa hơn.