Nêu đặc điểm nền công nghiệp Bắc Mĩ

Nêu đặc điểm nền công nghiệp Bắc Mĩ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nêu đặc điểm nền công nghiệp Bắc Mĩ?

Trả lời

Đặc điểm công nghiệp Bắc Mĩ:

- Phát triển cao hàng đầu thế giới, đặc biệt là Hoa Kì và Canađa.

- Công nghiệp chế biến giữ vai trò chủ đạo.

- Phân bố ven biển Caribê, ven Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.

* Trong những năm gần đây các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kì bị giảm sút vì:

- Khủng hoảng kinh tế liên tiếp 1970- 1973, 1980 – 1982.

- Sức cạnh tranh kém hiệu quả với một số nước trên thế giới, với một số ngành CN khai thác, đặc biệt ngành công nghệ cao.

* Một số sản phẩm công nghiệp quan trọng của Bắc Mĩ: máy bay Boeing, tàu vũ trụ con thoi, máy tính,giấy, dầu khí...

1. Công nghiệp Bắc Mĩ chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới

Các nước Bắc Mĩ có nền công nghiệp phát triển cao, đặc biệt là Hoa Kì và Ca-na-đa.

Quốc gia

Cơ cấu ngành

Phân bố

Hoa Kì

Cơ khí, luyện kim đen, lọc dầu, sản xuất ô tô, đóng tàu, công nghệ cao. Vũ trụ hàng không phát triển mạnh, hiện đại.

- Sản xuất công nghiệp gồm 3 nhóm ngành:

+ Công nghiệp chế biến.

+ Công nghiệp điện lực: nhiệt điện, điện nguyên tử, thủy điện…

+ Công nghiệp khai khoáng đứng đầu thế giới.

- Cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành có sự thay đổi: giảm tỉ trọng các ngành CN truyền thống, tăng các ngành CN hiện đại.

-> Công nghiệp đứng đầu thế giới.

+ Trước đây: tập trung ở Đông Bắc với các ngành truyền thống.

+ Hiện tại:

Chủ yếu quanh vùng hồ lớn và ven Thái bình dương,…

Canada

Công nghiệp khai khoáng, luyện kim, lọc dầu, chế tạo xe lửa, hóa chất,… Đặc biệt phát triển ngành dầu khí tại Canada - đất nước đứng vị trí thứ ba, sau Mỹ và Nga trong sản xuất gas, 6 - trong bảng xếp hạng thế giới của các nước để tách "vàng đen". Ở phía Tây Bắc của kim cương của đất nước được khai thác, 90% trong số đó được bán ở châu Âu. Canada đã sản xuất thành công uranium (khoảng 18% sản lượng thế giới). tiền gửi bằng kim loại đang tích cực phát triển (sắt, niken, đồng, các nguyên tố đất hiếm), mà cũng đang có nhu cầu ở châu Âu.

các ngành công nghiệp sản xuất của Canada - một yếu tố quan trọng trong sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này của đất nước đang gặp khó khăn: để ngành công nghiệp đã đưa ra các sản phẩm chất lượng cao, chúng ta cần một sự đầu tư ổn định trong công nghệ và thiết bị. Trong lịch sử của Canada đã có khoảng thời gian khi các khoản đầu tư như vậy là thiếu - chủ yếu là do các khoản nợ ngày càng tăng trên trường quốc tế và những vấn đề tiếp theo với ngân sách nhà nước. Nước này có một đặc điểm của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, thất nghiệp, trong suốt thời gian mà có xu hướng tăng lên. Theo kết quả của các khoản đầu tư trong ngành công nghiệp không phải là rất tích cực, do đó các cơ sở sản xuất không phải lúc nào tương ứng với nhu cầu thực tế của thị trường thế giới.

Phân bố ở phía bắc Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương.

Mê-hi-cô

Khai thác dầu khí và quặng màu, dầu khí và chế biến thực phẩm,… Các ngành công nghiệp hiện đại và lĩnh vực dịch vụ phát triển nhanh, và quyền sở hữu tư nhân ngày càng được tôn trọng. Gần đây chính phủ đã tăng cạnh tranh trên thị trường dịch vụ cảng biển, đường sắt, viễn thông, cung cấp điện, khí đốt tự nhiên, phân phối, sân bay, với mục đích nâng cấp cơ sở hạ tầng. Vì là một nền kinh tế theo định hướng xuất khẩu, nên hơn 90% thương mại của México được thực hiện trong khuôn khổ của các hiệp định thương mại tự do (FTA) với hơn 40 quốc gia, bao gồm cả với Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Israel, và nhiều nước Trung Mỹ và Nam Mỹ. FTA mang lại nhiều lợi ích nhất cho México là Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) được ký kết với chính phủ của Hoa Kỳ, Canada vào năm 1992 và có hiệu lực từ năm 1994.

Tập trung thủ đô Mê-hi-cô Xi-ti và ven vịnh Mê-hi-cô.

2. Nền nông nghiệp tiên tiến

- Điều kiện tự nhiên

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi: Đồng bằng trung tâm diện tích rộng, khí hậu thuận lợi, sông hồ lớn cung cấp nước phù sa

+ Nhiều giống cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật.

- Đặc điểm phát triển:

+ Nông nghiệp tiên tiến, hiệu quả cao.

+ Phát triển được nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn.

+ Hoa Kì và Ca –na –da chiếm vị trí hàng đầu thế giới.

- Những hạn chế trong phát triển nông nghiệp Bắc Mĩ

+ Nông sản có giá thành cao

+ Gây ô nhiễm môi trường do sử dụng nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu.

- Phân bố sản xuất nông nghiệp: có sự phân hóa từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông.

+ Phía Nam Ca-na-đa và Bắc Hoa Kì trồng lúa mì. Xuống phía nam trồng ngô, lúa mì, chăn nuôi bò sữa. Ven vịnh Mê-hi-cô trồng cây nhiệt đới, cây ăn quả.

+ Phía Tây có khí hậu khô hạn trên các vùng núi cao phát triển chăn nuôi. Phía đông có khí hậu nhiệt đới hình thành các vành đai chuyên canh cây công nghiệp và chăn nuôi.

+ Sơn nguyên Mê-hi-cô: chăn nuôi gia súc lớn, trồng ngô, cây công nghiệp nhiệt đới.

* Các vùng nông nghiệp

- Phân bố từ Bắc sang Nam:

+ Phía Nam Ca –na –da và Bắc Hoa Kì trồng lúa mì

+ Phía Nam trồng ngô, lúa mì chăn nuôi bò sữa

+ Ven vịnh Mê – hi –cô trồng cây công nghiệp nhiệt đới, cây ăn quả.

- Phân bố từ Tây sang Đông

+ Trên núi cao chăn nuôi

+ Phía Đông hình thành các vành đai chuyên canh cây công nghiệp và chăn nuôi.

--------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Nêu đặc điểm nền công nghiệp Bắc Mĩ. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7, Đề thi học kì 1 lớp 7,... được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt môn Địa hơn.

Đánh giá bài viết
1 59
Sắp xếp theo

    Địa lý lớp 7

    Xem thêm