Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Điểm nổi bật của khí hậu đới lạnh là

Điểm nổi bật của khí hậu đới lạnh là được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Điểm nổi bật của khí hậu đới lạnh là

  1. Ôn hòa
  2. Thất thường
  3. Vô cùng khắc nghiệt
  4. Thay đổi theo mùa

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Vô cùng khắc nghiệt.

Điểm nổi bật của khí hậu đới lạnh là vô cùng khắc nghiệt.

Giải thích:

Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt, nhiệt độ trung bình luôn dưới -10⁰C, thậm chí xuống đến -50⁰C.

1. Vị trí của đới lạnh

Hàn đới hay đới lạnh là khu vực địa lý trên Trái Đất nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực. Lượng mưa khá ít chỉ khoảng 500mm

2. Đặc điểm của đới lạnh

Đới lạnh có khí hậu khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, ít khi thấy Mặt Trời, thường xuyên xảy ra bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da, nhiệt độ trung bình luôn dưới -10⁰C, thậm chí xuống tới -50⁰C.

Mùa hạ chỉ dài 2-3 tháng, Mặt Trời di chuyển suốt ngày đêm ở đường chân trời, có nơi kéo dài đến 6 tháng. Trong khoảng thời gian này, nhiệt độ có tăng nhưng cũng ít khi vượt quá 10⁰C.

Lượng mưa trung bình năm rất thấp (khoảng dưới 500mm) và chủ yếu mưa ở dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ). Mặt đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên khi mùa hạ đến.

Ở Bắc cực, mặt biển đóng một lớp băng dày khoảng 10m. Vào mùa hạ,nhiệt độ tăng cao, băng vỡ vụn ra thành các tảng băng trôi. Ở châu Nam Cực và đảo Greenland, băng tuyết đóng thành khiên băng dày đến 1500m. Đến mùa hạ, rìa của các khiên băng trượt xuống biển, vỡ ra tạo thành những núi băng khổng lồ. Nhiều núi băng trôi theo các dòng biển về phía xích đạo hàng năm trời vẫn chưa tan hết.

Hiện nay, Trái Đất đang nóng lên, băng ở hai vùng cực tan chảy bớt, diện tích phủ băng thu hẹp lại dẫn đến hiện tượng nước biển dâng.

3. Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường

- Ở vùng đài nguyên phương Bắc, khí hậu lạnh quanh năm, thực vật chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, trong những thung lũng kín gió. Cây cối còi cọc thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y,...

Các loài động vật đới lạnh thích nghi được với khí hậu khắc nghiệt là nhờ chúng có lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi, cá nhà táng...), lớp lông dày (gấu trắng, cáo tuyết, tuần lộc...) hoặc bộ lông không thấm nước (chim cánh cụt,...). Chúng thường sống thành đàn đông đúc để bảo vệ và sưởi ấm cho nhau. Một số loài dùng hình thức ngủ đông để đỡ tiêu hao năng lượng, số khác di cư đến nơi ấm áp để tránh cái lạnh giá buốt trong mùa đông. Cuộc sống ở đới lạnh sinh động hẳn lên vào mùa hạ khi cây cỏ, rêu, địa y... nở rộ trên đất liền và các sinh vật phù du phát triển mạnh trong đại dương đã tan lớp băng trên mặt, đó là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài chim, thú, cá...

Sự ấm lên của Trái Đất ảnh hưởng đến đới lạnh ảnh hưởng lớn nhất của việc ấm lên của Trái Đất ảnh hưởng đến đới lạnh làm băng tan khiến nước biển dâng cao:

Các vùng cực đặc biệt nhạy cảm với hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nhiệt độ trung bình ở Bắc Cực tăng nhanh gấp đôi các vùng khác và băng cũng đang tan rất nhanh. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng nặng nề tới con người và hệ động, thực vật khu vực mà còn khiến mực nước biển dâng cao. Dự kiến đến năm 2.100, nước biển sẽ dâng lên khoảng 30 - 130 cm, đe dọa hệ san hô và các khu vực thấp của thế giới. Các quốc đảo và những thành phố lớn như New York, Los Angeles, Mumbai, Sydney, Rio de Janeiro... sẽ chìm dưới nước.

Bên cạnh đó, nước biển cũng có độ axit cao hơn, phần lớn là do hấp thụ khí thải. Nếu nồng độ này tiếp tục tăng lên, hệ sinh vật dưới biển sẽ phải đối mặt với nguy cơ diệt vong lớn, nhất là các loài có vỏ hoặc xương như thân mềm, cua và san hô.

Rõ ràng, biến đổi khí hậu khiến tương lai loài người trở nên mong manh. Điều đáng sợ là đã quá muộn để quay ngược chiều kim đồng hồ, khi chúng ta thải vào không trung lượng khí thải khổng lồ. Dù có ngừng mọi hoạt động tạo ra CO2, con người cũng sẽ vẫn phải đối mặt với hậu quả. Tuy nhiên, nếu tích cực giảm lượng khí thải toàn cầu, hậu quả của biến đổi khí hậu sẽ nhẹ hơn.

Sự nóng lên toàn cầu chủ yếu là do tác động của con người, có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống và sức khỏe của con người. Nhận thức đúng đắn trong vấn đề bảo vệ môi trường để sớm hành động để bảo vệ ngôi nhà chung luôn xanh.

--------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Điểm nổi bật của khí hậu đới lạnh là. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7, Đề thi học kì 1 lớp 7,... được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt môn Địa hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lý lớp 7

    Xem thêm