Rừng thưa và xa van là cảnh quan đặc trưng của môi trường nào?
Rừng thưa và xa van là cảnh quan đặc trưng của môi trường nào? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Rừng thưa và xa van là cảnh quan đặc trưng của môi trường nào?
Câu hỏi: Rừng thưa và xa van là cảnh quan đặc trưng của môi trường nào?
- Môi trường xích đạo ẩm.
- Môi trường nhiệt đới gió mùa.
- Môi trường nhiệt đới.
- Môi trường ôn đới.
Trả lời:
Chọn: C.
Rừng thưa và xa van là cảnh quan đặc trưng của môi trường nhiệt đới.
I. Đặc điểm của môi trường nhiệt đới
Môi trường nhiệt đới nằm ở vị trí từ 50 chí tuyến đến vị trí 2 bán cầu nam bắc, ở đây có lượng đông đảo dân cư đang sinh sống trên toàn thế giới. Môi trường nhiệt đới là đới nằm gần khu vực của đới nóng, song song với đó, nó nằm cùng vĩ độ với nhiệt đới và hoang mạc, tuy nhiên, thiên nhiên của môi trường nhiệt đới có gió mùa lại có rất nhiều nét đặc trưng riêng, đặc biệt nhất là ở khu vực đông nam á và nam á.
Ở môi trường nhiệt đới thì có khí hậu vô cùng đặc trưng, nhiệt độ ở môi trường này thường rất cao, có năm sẽ có thời kì khô hạn từ 3 đến 9 tháng, có khi sẽ còn kéo dài, và biên độ nhiệt độ nhiệt độ sẽ lớn hơn khi nó nằm ở vị trí gần với chí tuyến.
Môi trường nhiệt đới nằm ở khoảng từ vĩ tuyến 5° đến chí tuyến của cả hai bán cầu. Khí hậu nhiệt đới được đặc trưng bởi nhiệt độ cao quanh năm và trong năm có một thời kì khô hạn (từ 3 đến 9 tháng). Càng gần chí tuyến, thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt càng lớn.
Nhiệt độ trung bình hàng năm của môi trường nhiệt đới là 20 độ C, Tuy nóng quanh năm, nhưng vẫn có sự thay đổi theo mùa. Thời kì nhiệt độ tăng cao là khoảng thời gian mặt trời đi qua thiên đỉnh. Nhưng khi mặt trời lên đến đỉnh cao thì nhiệt độ sẽ tăng lên rất cao, còn lượng mưa trung bình hàng năm của môi trường nhiệt đới từ 500mm đến 1500 mm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa.
Ngoài những đặc điểm chung với khí hậu môi trường nhiệt đới, khí hậu môi trường nhiệt đới gió mùa đặc đặc trưng bởi sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa theo mùa gió, thời tiết diễn biến thất thường hơn. Ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á, về mùa hạ có gió thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, không khí vào mùa hạ thường mát mẻ và mưa lớn. Về mùa đông, gió mùa thổi từ lục địa ra, không khí khô và lạnh. Gió ấm hơn khi về gần xích đạo.
Các đặc điểm khác của môi trường nhiệt đới
Thiên nhiên của môi trường nhiệt đới thay đổi theo mùa. Vào mùa mưa, cây cỏ chim thú linh hoạt ; đây cũng là mùa lũ của các con sông. Đến thời kì khô hạn, cây cỏ úa vàng, chim thú tìm về những nơi còn nguồn nước ; lượng nước sông giảm lòng sông thu hẹp lại. Ở miền đồi núi, trong mùa mưa, nước mưa thấm sâu xuống các lớp đất đá bên dưới, đến mùa khô, nước lại di chuyển lên mang theo ôxit sắt, nhôm tích tụ dần ờ gần mặt đất làm cho đất có màu đỏ vàng, gọi là đất feralit.
Đất ờ môi trường nhiệt đới dễ bị xói mòn, rửa trôi hoặc thoái hoá nếu không được cây cối che phủ và canh tác không hợp lí.
Thảm thực vật cũng thay đổi dần về phía hai chí tuyến, rừng thưa chuyển sang đồng cỏ cao nhiệt đới (xavan) và cuối cùng là những vùng cỏ mọc thưa thớt trên mặt đất cùng với vài đám cây bụi gai (nửa hoang mạc). Diện tích xavan và nửa hoang mạc ngày càng mở rộng, không chỉ do lượng mưa ít mà còn do con người phá rừng và cây bụi để lấy gỗ, củi hoặc làm nương rẫy. Đất bị thoái hoá dần và cây cối khó mọc lại được.
Môi trường nhiệt đới thích hợp cho việc trồng trọt nhiều loại cây lương thực và cây công nghiệp... Ở những nơi chủ động được tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp phát triển, dân cư tập trung đông đúc.
II. Đặc điểm sự sống của môi trường nhiệt đới
+ Sinh vật: đối với môi trường nhiệt đới thì gió mùa sẽ thay đổi theo mùa, khi chúng vào mùa mưa thì động thực vật ở đây đều phát triển tốt, ngoài ra chúng còn có thể thay đổi theo một cách linh hoạt, đối với những nơi thường xuyên mưa thì các rừng cây sẽ có nhiều tầng, ngoài ra thì một số cây sẽ rụng lá vào mùa khô, còn đối với những nơi mưa ít thì có đồng cỏ cao.
+ Địa hình và sông ngòi: đối với môi trường nhiệt đới thì địa hình ở đây vô cùng đa dạng, biến chuyển từ vùng núi cao đến vùng đồi và đồng bằng, khi đó sông ngòi sẽ có rất nhiều nước và giàu phù sa nhờ quá trình phong hoá diễn ra vô cùng mạnh.
+ Đất đai: môi trường nhiệt đới có loại đất đặc trưng là Feralit, bởi vì ở các miền đồi núi thì trong mùa mưa thì nước sẽ thấm sâu xuống dưới các lớp đất đá bên dưới, và khi vào màu khô thì nước sẽ di chuyển lên trên mặt mang theo oxit sắt, nhôm tích tụ lâu ngày làm cho đất có màu đỏ vàng.
III. Những thuận lợi và khó khăn của môi trường nhiệt đới
+ Thuận lợi môi trường nhiệt đới: do môi trường nhiệt đới có nền nhiệt độ cao, nắng nhiều cho nên đây là điều kiện thuận lợi cho cây trồng và chăn nuôi phát triển mạnh mẽ. Có thể sử dụng các hoạt động nông nghiệp kết hợp với phương pháp tăng vụ và gối vụ nhờ điều kiện ẩm vô cùng thuận lợi của môi trường nhiệt đới
+ Khó khăn môi trường nhiệt đới: ngoại thì ở môi trường nhiệt đới có nhiều thuận lợi thì sẽ có một vài khó khăn như: các loại động và thực vật sẽ thường xuyên bị đe dọa bởi các dịch bệnh phá hoại, nhiều nhất là vào ngày lũ, khi đó đất đai sẽ bị xói mòn, hoang mạc hoá khiến cho chất dinh dưỡng trong đất không thể đáp ứng nhu cầu của cây trồng. …
--------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Rừng thưa và xa van là cảnh quan đặc trưng của môi trường nào? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7, Đề thi học kì 1 lớp 7,... được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt môn Địa hơn.