Đặc điểm khí hậu của môi trường Địa Trung Hải là

VnDoc xin giới thiệu bài Đặc điểm khí hậu của môi trường Địa Trung Hải là được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Đặc điểm khí hậu của môi trường Địa Trung Hải là

Câu hỏi: Đặc điểm khí hậu của môi trường Địa Trung Hải là

  1. ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm.
  2. khô hạn quanh năm, lượng mưa rất thấp.
  3. mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào thu – đông.
  4. mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn.

Lời giải:

Đáp án đúng: C. mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào thu – đông.

1. Vị trí, địa hình

a) Vị trí

- Châu Âu là 1 bộ phận của lục địa Á-Âu với diện tích >10 triệu km2

- Giới hạn: Từ 36oB – 71oB

+ Bắc giáp Bắc Băng Dương

+ Nam giáp biển Địa Trung Hải

+ Tây giáp Đại Tây Dương

+ Đông giáp châu Á

- Ranh giới giữa châu Âu và châu Á là dãy núi U-ran.

- Bờ biển lại cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào đất liền tạo nhiều bán đảo, vũng, vịnh.

b) Địa hình

- Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích kéo dài từ tây sang đông, gồm đồng bằng tây Trung Âu và Đông Âu.

- Núi già ở phía Bắc và Trung Tâm

- Núi trẻ ở phía tây, Nam và Trung Âu.

2. Khí hậu, sông ngòi, thực vật

a) Khí hậu

- Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới: ôn đới hải dương và ôn đới lục địa

- Một phần nhỏ ở phía bắc có khí hậu hàn đới.

b) Sông ngòi

- Mật độ sông ngòi dày đặc.

- Sông có lượng nước dồi dào.

- Các sông quan trọng: Đa-nuyp, Rai-nơ và Von-ga.

c) Thực vật

- Thảm thực vật thay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa:

+ Ven biển Tây Âu: rừng lá rộng.

+ Sâu trong nội địa: rừng lá kim.

+ Phía Đông Nam: thảo nguyên.

+ Ven Địa Trung Hải: rừng lá cứng.

3. Bài tập

Câu 1: Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á-Âu, diện tích khoảng

  1. 10 triệu km2.
  2. 11 triệu km2.
  3. 11,5 triệu km2.
  4. 12 triệu km2.

Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á-Âu, diện tích khoảng 10 triệu km2.

Chọn: A.

Câu 2: Ranh giới giữa châu Âu và châu Á là dãy

  1. Dãy Hi-ma-lay-a
  2. Dãy núi U-ran
  3. Dãy At-lat
  4. Dãy An-det

Ranh giới giữa châu Âu và châu Á là dãy núi U-ran. Dãy Hi-ma-lay-a thuộc Trung Quốc, dãy At-lat thuộc Bắc Phi còn dãy Al-det thuộc Nam Mĩ.

Chọn: B.

Câu 3: Châu Âu có 3 mặt giáp biển và Đại Dương, bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành

  1. Nhiều bán đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.
  2. Nhiều đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.
  3. Nhiều đảo, quần đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.
  4. Nhiều bán đảo, ô trũng, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.

Châu Âu có 3 mặt giáp biển và Đại Dương, bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành nhiều bán đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.

Chọn: A.

Câu 4: Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông

  1. Chiếm 1/3 diện tích châu lục.
  2. Chiếm 1/2 diện tích châu lục.
  3. Chiếm 3/4 diện tích châu lục.
  4. Chiếm 2/3 diện tích châu lục.

Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông chiếm 2/3 diện tích châu lục.

Chọn: D.

Câu 5: Mật độ sông ngòi của châu Âu

  1. Dày đặc.
  2. Rất dày đặc.
  3. Nghèo nàn.
  4. Thưa thớt.

Mật độ sông ngòi của châu Âu rất dày đặc.

Chọn: B.

Câu 6: Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam

  1. Theo sự thay đổi của mạng lưới sông ngòi.
  2. Theo sự thay đổi của sự phân bố các loại đất.
  3. Theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.
  4. Theo sự thay đổi của sự phân hóa địa hình.

Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam, theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.

Chọn: C.

Câu 7: Đại bộ phận châu Âu có khí hậu

  1. Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.
  2. Ôn đới hải dương và ôn đới Địa Trung Hải.
  3. Ôn đới Địa Trung Hải và ôn đới lục địa.
  4. Ôn đới Địa Trung Hải và cận nhiệt đới.

Đại bộ phận châu Âu có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa. Chỉ một phần nhỏ phía cực Bắc là khí hậu hàn đới và phần phía nam có khí hậu địa trung hải.

Chọn: A.

Câu 8: Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường

  1. Nhiều phù sa.
  2. Hay đóng băng.
  3. Cửa sông rất giàu thủy sản.
  4. Gây ô nhiễm.

Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường đóng băng một thời gian dài trong mùa đông, nhất là khu vực cửa sông.

Chọn: B.

Câu 9: Các sông quan trọng ở châu Âu là

  1. Đa-nuyp, Rai-nơ và U-ran.
  2. Đa-nuyp, Von-ga và U-ran.
  3. Đa-nuyp, Rai-nơ và Von-ga.
  4. Đa-nuyp, Von-ga và Đôn.

Các sông quan trọng ở châu Âu là sông Đa-nuyp, Rai-nơ và sông Von-ga. Nhiều sông ở châu Âu được nối với nhau bởi các kênh đào tạo thành một hệ thống đường thủy dày đặc.

Chọn: C.

Câu 10: Vùng ven biển Tây Âu phổ biến là rừng

  1. Lá rộng.
  2. Lá kim.
  3. Lá cứng.
  4. Hỗn giao.

Vùng ven biển Tây Âu phổ biến là rừng lá rộng (sồi, dẻ,…). Vào sâu trong lục địa, rừng lá rộng nhường chỗ cho rừng lá kim (thông, tùng,…).

Chọn: A.

--------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Đặc điểm khí hậu của môi trường Địa Trung Hải là. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7, Đề thi học kì 1 lớp 7,... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com để học tốt môn Địa hơn.

Đánh giá bài viết
1 143
Sắp xếp theo

    Địa lý lớp 7

    Xem thêm