Nguyên nhân bùng nổ dân số

Nguyên nhân bùng nổ dân số được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nguyên nhân bùng nổ dân số là gì?

Lời giải:

Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ dân số là:

- Sự "chênh lệch lớn về tỷ lệ sinh tử"

- Nhu cầu về "lực lượng sản xuất": ở các quốc gia kém phát triển có nhu cầu lao động tay chân cao

- Quan niệm lạc hậu: ở một số nước đặc biệt là các nước phương đông vẫn còn một số quan niệm lạc hậu: sinh nhiều con, tư tưởng trọng nam khinh nữ, muốn sinh con trai...

- Dân số là tập hợp những người sinh sống trong cùng một quốc gia, khu vực, vùng địa lí kinh tế hoặc một đơn vị hành chính.

- Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn,gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Như vậy bản chất của bùng nổ dân số chính là sự tăng lên nhanh chóng một cách đột biến của số lượng người sinh sống trong phạm vi của một quốc gia, khu vực, vùng địa lí, hay nói rộng ra đó là sự gia tăng trên phạm vi toàn cầu.

- Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ dân số:

+ Sự chênh lệch lớn về tỷ lệ sinh tử: trong giai đoạn đầu phát triển lịch sử phát triển của nhân loại, tỷ lệ sinh tương đối cao do nhu cầu duy trì nòi giống và nhu cầu lực lượng sản xuất phục vụ phát triển xã hội, trong khi đó tỉ lệ tử cũng tương đối cao do điều kiện sống hạn chế, thiên tai, dịch bệnh nhiều… Do đó, trong giai đoạn này tỷ lệ sinh và tử tương đối cân bằng. Ngược lại, trong giai đoạn “bùng nổ dân số” tỷ lệ sinh vẫn tiếp tục được duy trì trong khi đó tỷ lệ tử có xu hướng giảm do điều kiện sống được nâng cao, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, các nhu cầu cơ bản của con người được chú trọng đặc biệt là trong công tác vệ sinh và y tế dẫn tới tỉ lệ tử giảm xuống. Thêm vào đó, tuổi thọ của con người được nâng cao dần, năm 1975 tuổi trung bình của dân cư thế giới là 21,9 tuổi, tới năm 2000 là 26,6 tuổi. Quá trình toàn cầu hóa đã mang lại cho các quốc gia kém phát triển khả năng tiếp cận với những tiến bộ khoa học kĩ thuật. Những căn bệnh trước kia được coi là nan y đã tìm ra phương pháp chữa trị, người dân đã biết sử dụng rộng rãi các loại thuốc văc-xin, thuốc kháng sinh.. Mặt khác khoa học kĩ thuật cũng góp phần làm giảm tỉ lệ tử ở trẻ sơ sinh, mang lại nhiều cơ hội cho các cặp vợ chồng hiếm muộn… Chính những yếu tố trên đã làm nảy sinh tình trạng mất cân bằng giữa sinh và tử, dẫn đến tình trạng tăng dân số một cách chóng mặt.

+ Nhu cầu về lực lượng sản xuất: ở các quốc gia kém phát triển, những nơi mà khoa học kỹ thuật chưa mấy phát triển và việc áp dụng khoa học và sản xuất còn rất hạn chế, lực lượng sản xuất vẫn chỉ mới ở trình độ cơ khí thủ công, sử dụng lao động cơ bắp, lao động chân tay là chủ yếu, cộng với những nguồn năng lượng có sẵn trong tự nhiên để sản xuất, trong xã hội như vậy thì dân số càng tăng, sức lao động càng nhiều, càng đẩy mạnh sức sản xuất xã hội. Do đó mà dân số thế giới của chúng ta không ngừng tăng lên một cách nhanh chóng, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của từng quốc gia .

+ Quan niệm lạc hậu: ở một số nước đặc biệt là các nước phương đông vẫn còn một số quan niệm lạc hậu: sinh nhiều con, tư tưởng trọng nam khinh nữ, muốn sinh con trai… Điều này có thể thấy rất rõ ở Việt Nam, tại các vùng dân tộc thiểu số hoặc các vùng nông thôn thường có tư tưởng sinh càng nhiều càng tốt và nhất thiết phải có con trai, do đó mà ở các vùng này gia đình nào cũng có 3 con trở lên. Ở các nước này vai trò và địa vị của người phụ nữ vẫn còn rất thấp, phụ nữ nhiều nơi vẫn chưa được giải phóng hoàn toàn. Ngược lại có thể thấy ở các quốc gia phát triển phương Tây, nơi mà người phụ nữ khá bình đẳng với nam giới và tham gia ngày càng nhiều vào lực lượng lao động của xã hội thì tỉ lệ sinh rất thấp, chính quyền nhiều nước còn phải đề ra các chính sách khuyến khích tăng tỉ lệ sinh. Ở một số nước nghèo và các nước đang phát triển thì vấn đề tiếp cận, và nhận thức về dân số còn rất hạn chế, đặc biệt là châu phi và một số nước ở châu Á, kinh tế nghèo đói, lương thực không đủ ăn chua nói đến vấn đề tiếp cận đến vấn đề giáo dục dân số và kế hoạch hóa gia đình. Họ thiếu những kiến thức và phương tiện cơ bản về phòng tránh thai. Thậm chí nhiều khi chính các nhà lãnh đạo cũng có nhận thức chưa đầy đủ về vấn đề này, ví dụ cách đây 8 năm thị trưởng thành phố Mannila đã ra lệnh cấm các trung tâm y tế cung cấp các biện pháp ngừa thai hiện đại như bao cao su, thuốc tránh thai và triệt sản nhằm mục đích bảo vệ các giá trị cuộc sống?

--------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Nguyên nhân bùng nổ dân số. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7, Đề thi học kì 1 lớp 7,... được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt môn Địa hơn.

Đánh giá bài viết
1 42
Sắp xếp theo

    Địa lý lớp 7

    Xem thêm