Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

NAFTA có ý nghĩa gì đối với các nước Bắc Mĩ?

Chúng tôi xin giới thiệu bài NAFTA có ý nghĩa gì đối với các nước Bắc Mĩ? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) có ý nghĩa gì đối với các nước Bắc Mĩ?

Câu hỏi: Hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) có ý nghĩa gì đối với các nước Bắc Mĩ?

Trả lời

- Năm 1993, Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ được Hoa Kì,Ca-na-đa và Mê-hi-cô thông qua, hình thành một khối kinh tế gồm khoảng 419,5 triệu người (2001), có nguồn tài nguyên phong phú cả về nguyên liệu và nhiên liệu.

- Sự ra đời của hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mĩ có ý nghĩa sâu sắc đối với các nước Bắc Mỹ:

+ Tạo ra sức mạnh tổng hợp để có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Khối kinh tế này được thành lập để kết hợp thế mạnh của cả ba nước, hình thành một thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

+ Tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ từ Hoa Kì, Ca-na-đa sang Mê-hi-cô.

+ Tận dụng nguyên liệu, lao động của Mê-hi-cô. Trong khối NAFTA, Hoa Kì chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài vào Mê-hi-cô, hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của Canada.

+ Mở rộng thị trường nội địa.

I. Hiệp định NAFTA là gì?

- Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) được thực hiện nhằm thúc đẩy thương mại giữa Hoa Kỳ, Canada và Mexico. Hiệp định, loại bỏ hầu hết các loại thuế quan đối với thương mại giữa ba nước, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1994. Nhiều loại thuế quan – đặc biệt là các loại thuế liên quan đến sản phẩm nông nghiệp, dệt may và ô tô – đã dần được loại bỏ từ ngày 1 tháng 1 năm 1994, và ngày 1 tháng 1 năm 2008.

- Nội dung của hiệp định này nhằm giúp cho kinh tế của ba nước Mỹ, Canada và Mexico được trao đổi dễ dàng. Cụ thể là việc Mỹ và Canada có thể dễ dàng chuyển giao công nghệ sang Mexico và Mexico cũng dễ dàng chuyển giao nguồn nhân lực sang hai nước kia. Ngoài ra, hiệp định này còn giúp cho ba nước có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới về kinh tế với các khối như EU, AFTA,...

- Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) được thực hiện vào năm 1994 nhằm khuyến khích thương mại giữa Hoa Kỳ, Mexico và Canada. NAFTA giảm hoặc xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giữa ba nước tham gia, tạo ra một khu vực thương mại tự do rộng lớn. Hai bên ký kết NAFTA nhằm thiết lập các tiêu chuẩn chung cao về an toàn tại nơi làm việc, quyền lao động và bảo vệ môi trường, ngăn chặn các doanh nghiệp chuyển đến các nước khác để khai thác mức lương thấp hơn hoặc nới lỏng các quy định. Hiệp định Hoa Kỳ-Mexico-Canada (USMCA), được ký kết vào ngày 30 tháng 11 năm 2018 và có hiệu lực đầy đủ vào ngày 1 tháng 7 năm 2020, thay thế NAFTA.

- Theo nội dung của Hiệp định, phần lớn hàng rào mậu dịch sẽ được loại bỏ trong vòng 10 năm; tất cả các phương thức dịch vụ đều được đề cập. Đãi ngộ quốc gia và đãi ngộ tối huệ quốc được áp dụng đối với đầu tư, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chính sách cạnh tranh lành mạnh. Hiệp định này được coi là bước thử nghiệm cho các cuộc đàm phán các hiệp định sau này do cơ quan sáng kiến châu Mĩ tiến hành.

- Với 5 chương và 20 điều, Hiệp định quy định cụ thể và chỉ tiết các biện pháp và thể thức thực hiện và quản lí khối thị trường chung Bắc Mĩ, như:

1) Quy định ba nước giảm hàng rào thuế quan đối với hàng hóa và dịch vụ theo từng giai đoạn. Khi NAFTA có hiệu lực, Mĩ giảm 84%, Canađa giảm 79% thuế đối với hàng nhập khẩu từ Mĩ và Canađa. Đến năm thứ 5, Mĩ và Canađa giảm thêm 8% thuế đối với Mêhicô, Mêhicô giảm thêm 18% thuế đối với Mĩ và 19% đối với Canađa. Đến năm thứ 10, Mĩ giảm thêm 7%, Canađa giảm thêm 12% và Mêhicô giảm thêm 38%. Đến năm thứ 15, cả ba nước giảm nốt 1% thuế còn lại;

2) Đến tháng 6/1999, hủy bỏ toàn bộ chế độ xin phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch và giấy phép giữa ba nước;

3) Quy định mỗi nước thành viên được quyền duy trì chính sách ngoại thương và thuế quan riêng của mình đối với các nước khác;

4) Tiến tới mở cửa hoàn toàn các thị trường chứng khoán, tiền tệ, đầu tư, bảo hiểm và hầu hết các ngành kinh tế khác, cho phép lập các công ti 100% vốn của nước này trên lãnh thổ nước kia;

5) Áp dụng quy chế tối huệ quốc trong quan hệ thương mại giữa ba nước;

6) Thực hiện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, phát minh, sáng chế, bảo vệ môi trường...,

7) Lập cơ chế giải quyết tranh chấp theo ba cấp: Hội đồng tư vấn Chính phủ, Uỷ ban thương mại Bắc Mĩ và Hội đồng trọng tài.

II. Lỗ hổng trong qui định của Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ

NAFTA có hiệu lực từ khi thương mại điện tử trong thương mại quốc tế chưa được coi trọng như hiện nay. Trong khi đó, Mỹ đã bổ sung thêm các điều khoản ngày càng phức tạp hơn về thương mại điện tử vào các hiệp định thương mại tự do khác, đỉnh cao là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Tổng thống Trump tuyên bố từ bỏ ngay sau khi nhậm chức.

Trong vài thập kỉ triển khai thực hiện Thương mại tự do Bắc Mỹ, một số sai sót đã bộc lộ rõ. Ví dụ, điều khoản tranh chấp cốt lõi đã không hoạt động. Điều khoản này cho phép các chính phủ có quyền khiếu nại khi họ tin rằng các chính phủ đối tác đã vi phạm các qui định.

- Điều khoản bảo vệ các chính phủ đôi khi có thể ngăn cản việc khiếu kiện chống lại họ, như trường hợp đơn khiếu nại của Mexico hồi năm 2000 nhằm chống lại các hàng rào thuế quan của Mỹ đối với mặt hàng đường ăn, đã không bao giờ được trình lên ủy ban giải quyết tranh chấp, do Mỹ cố tình ngăn chặn tiến trình này.

- Hai điều khoản tranh chấp chuyên ngành khác liên quan đến các qui định về đầu tư (Chương 11) và xem xét thuế chống bán phá giá (Chương 19), đã làm dấy lên những lo ngại về vai trò thực sự của các tòa án quốc tế và sự cân bằng giữa quyền lực quốc gia và quốc tế.

NAFTA đã loại bỏ thuế quan đối với hầu hết các loại hàng hóa, nhưng vẫn có một vài ngoại lệ. Chẳng hạn, các thị trường dịch vụ như viễn thông và phát thanh truyền hình vốn không có mặt trong NAFTA, nay được xem xét mở rộng.

Ngay từ đầu, những người chỉ trích NAFTA đã lo ngại rằng thỏa thuận này sẽ khiến việc làm của Hoa Kỳ chuyển đến Mexico, bất chấp NAALC bổ sung. Trên thực tế, nhiều công ty sau đó đã chuyển hoạt động sản xuất của họ sang Mexico và các quốc gia khác có chi phí lao động thấp hơn – đặc biệt, hàng nghìn công nhân ô tô và công nhân ngành may mặc của Hoa Kỳ đã bị ảnh hưởng theo cách này. Tuy nhiên, NAFTA có thể không phải là lý do cho tất cả những động thái đó.

Sau khi ông Trump đe dọa 'xé bỏ' NAFTA hồi năm 2016, ba nước thành viên đã khởi động đàm phán lại Hiệp định vào tháng 8/2017 và được công bố vào cuối tháng 8/2018. Ngày 30/9/2018, Mỹ và Canada chính thức đồng ý thay thế NAFTA bằng thỏa thuận mới và Hiệp định USMCA đã hoàn tất sau đó nhiều tuần.

Vào ngày 29/1/2020, Tổng thống Trump đã kí ban hành thành luật Hiệp định thương mại USMCA. Hiện USMCA cần được Toàn quyền Canada Julie Payette phê chuẩn để có hiệu lực, đây sẽ là bước cuối cùng để đưa hiệp định vào thực thi.

--------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu NAFTA có ý nghĩa gì đối với các nước Bắc Mĩ? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7, Đề thi học kì 1 lớp 7,... được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt môn Địa hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lý lớp 7

    Xem thêm