Trung và Nam Mĩ có các kiểu khí hậu nào?

Trung và Nam Mĩ có các kiểu khí hậu nào? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Trung và Nam Mĩ có các kiểu khí hậu nào?

Trả lời:

- Các kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mĩ:

+ Khí hậu xích đạo

+ Khí hậu cận xích đạo

+ Khí hậu nhiệt đới

+ Khí hậu cận nhiệt đới

+ Khí hậu ôn đới

Trong mỗi đới khí hậu, do ảnh hưởng của địa hình, dòng biển lạnh và gió, bão, nên chia ra các kiểu khí hậu: nhiệt đới khô, nhiệt đới ẩm, khí hậu núi cao; cận nhiệt địa trung hải, cận nhiệt đới lục địa, cận nhiệt đới hải dương; ôn đới hải dương, ôn đới lục địa.

1. Khái quát tự nhiên

- Diện tích: 20,5 triệu Km2

- Bao gồm: eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng ti và toàn bộ lục địa Nam Mĩ.

2. Eo đất Trung Mỹ và quần đảo Ăng – ti

*Eo đất Trung Mĩ

- Có núi cao thuộc phần cuối hệ thống Cooc-đi-e có nhiều núi lửa hoạt động. Ven biển là những đồng bằng hẹp.

- Có khí hậu nhiệt đới ẩm, ven vịnh Me-hi-cô có mưa nhiều nên rừng rậm bao phủ.

* Quần đảo Ăng-ti:

- Vùng núi thấp và trung bình, ven biển là đồng bằng, địa hình ổn định.

- Phía đông có mưa nhiều nên rừng rậm pt. Phía tây mưa ít chủ yếu là xavan và rừng thưa.

3. Khu vực Nam Mỹ

Nam Mĩ có 3 khu vực địa hình

- Phía Tây:

+ Cao nguyên đồ sộ nhất châu Mĩ, cao trung bình từ 3000 – 5000m, nhiều núi xen kẽ cao nguyên và thung lũng.

+ Cảnh quan thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao rất phức tạp.

- Ở giữa:

+ Rộng lớn gồm đồng bằng Ô ri no co, Amazon, Pampa, Laplata

+ Rừng rậm bao phủ, là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.

- Phía Đông:

+ Gồm sơn nguyên Guyana, Brazil hình thành lâu đời, bị bào mòn cắt xẻ mạnh.

+ Rừng rậm nhiệt đới ẩm.

  1. Bài tập

Bài tập 1 trang 130 SGK địa lý 7: Trình bày các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mĩ.

Trả lời:

– Rừng thưa và xavan phát triển ở vùng trung tâm và phía tây sơn nguyên Bra-xin.

– Thảo nguyên khô phát triển trên cao nguyên phía đông An-đét thuộc Ác-hen-ti-na.

– Rừng xích đạo điển hình nhất trên thế giới bao phủ đồng bằng A-ma-dôn.

– Hoang mạc A-ta-ca-ma hình thành ở ven biển phía tây dãy An-đét.

Bài tập 2: Trang 127 sgk Địa lí 7: So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với đặc điểm địa hình Bắc Mĩ.

Trả lời:

– Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.

– Khác nhau :

+ Bắc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.

+ Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.

+ Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.

Bài tập 3: trang 130 SGK địa lý 7: Quan sát hình.41.1 và 42.1, giải thích vì sao dải đất duyên hải phía tây An-đét lại có hoang mạc?

Trả lời:

Hoang mạc A-ta-ca-ma hình thành ven biển, do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru. Đây là một dòng biển rất mạnh, chảy sát bờ biển, làm cho hơi nước từ biển vào đi qua dòng biển này gặp lạnh ngưng đọng thành sương mù. Khi không khí vào đến đất liền đã mất hơi nước, trở nên khô; mưa rất hiếm, tạo điều kiện để hoang mạc phát triển.

Bài tập 4 (bài 41 trang 127 SGK địa lý 7): Quan sát hình 41.1, nêu đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ.

Trả lời:

Đặc điểm địa hình Nam Mĩ gồm 3 phần:

- Phía tây: Dãy núi trẻ An-đét cao và đồ sộ nhất châu Mĩ.

- Ở giữa: Các đồng bằng rộng lớn (Ô-ri-nô-cô, A-ma-zôn, Pam-pa, La-pla-ta).

- Phía đông: Các sơn nguyên (Guy-a-na, Bra-xin,...)

--------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trung và Nam Mĩ có các kiểu khí hậu nào? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7, Đề thi học kì 1 lớp 7,... được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt môn Địa hơn.

Đánh giá bài viết
1 282
Sắp xếp theo

    Địa lý lớp 7

    Xem thêm