Trình bày sự phân hóa của khí hậu Bắc Mỹ giải thích sự phân hóa đó

VnDoc xin giới thiệu bài Trình bày sự phân hóa của khí hậu Bắc Mỹ giải thích sự phân hóa đó được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Trình bày sự phân hóa của khí hậu Bắc Mỹ giải thích sự phân hóa đó

Trả lời:

Khí hậu Bắc Mĩ có sự phân hóa rất đa dạng.

- Thứ nhất là sự phân hóa khí hậu theo chiều Bắc – Nam

+ Đi từ Bắc xuống Nam, Bắc Mĩ có các vành đai khí hậu: Hàn đới, ôn đới và nhiệt đới. Trong đó, kiểu khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất.

+ Nguyên nhân: Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc – nam

-Thứ hai là sự phân hóa khí hậu theo chiều Tây – Đông

+ Lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu. Phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông của kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.

+ Nguyên nhân: Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông - tây.

- Ngoài ra, Bắc Mĩ còn có sự phân hóa khí hậu theo độ cao. Điều này được thể hiện rõ ở miền núi trẻ Cooc - đi - e.

1. Khái quát chung về Bắc Mĩ

Bắc Mỹ được coi là một lục địa riêng biệt theo quan điểm 7 châu lục. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể xem nó như phần phía bắc của châu Mỹ. Các nước Bắc Mỹ được bao quanh bởi Bắc Băng Dương ở phía Bắc và Đại Tây Dương ở phía Đông, với Thái Bình Dương ở phía Tây và phía Nam.

Nếu xét về mặt địa lý, lục địa Bắc Mỹ có đường biên giới với lục địa Nam Mỹ, chạy dọc theo ranh giới giữa Panama và Colombia. Nhưng khi phân nhóm các nước, từ phía bắc biên giới Mexico trở xuống được chia thêm thành các nước Trung Mỹ và các nước vùng biển Caribe. Tính chung cả lục địa Bắc Mỹ, có 23 quốc gia độc lập chính thức được công nhận. Lớn nhất trong số đó là Canada, tiếp theo cũng khá lớn là Hoa Kỳ, hai gã khổng lồ này cùng nhau chiếm hơn 79% diện tích toàn bộ lục địa Bắc Mỹ. Quốc gia nhỏ nhất trong phần này của thế giới là St. Kitts và Nevis, nó chỉ là hai hòn đảo nhỏ ở biển Caribbean. Trong số các nước Bắc Mỹ quốc gia được nhắc nhiều nhất là Mỹ, nơi thành phố New York được coi là cột mốc hấp dẫn nhất đối với khách du lịch, tiếp theo là Mexico và Canada.

2. Các khu vực địa hình

Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản, gồm ba bộ phận:

- Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000 - 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. Do địa hình cao lại có hướng bắc - nam nên chắn sự di chuyển của các khối khí tây - đông. Vì vậy, đã làm cho sườn tây mưa nhiều, trong các cao nguyên và sơn nguyên nội địa mưa ít hơn.

+ Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, như một lòng máng lớn nên không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập vào sâu nội địa.

+ Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc - tây nam. Vì vậy, ở sườn đông nam của dãy núi đón nhận gió biển nên gây mưa

3. Sự phân bố dân cư

– Dân số: 415,1 triệu người. Mật Độ trung bình vào loại thấp 20 người/ Km²

– Phân bố dân cư không đều: Do sự tương quan giữa các khu vực địa hình phía Tây và phía Đông ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư.

+ Quần đảo phía Bắc Ca-na-đa thưa dân nhất.

+ Vùng đông Nam Ca-na-đa, ven bờ nam vùng Hồ lớn và ven biển đông Bắc Hoa Kì tập trung dân đông nhất.

– Mật độ dân số có sự khác biệt giữa miền bắc và miền nam, giữa phía tây và phía đông.

– Hơn 3/4 dân cư Bắc Mĩ sống trong các đô thị.

4. Sự phân hóa khí hậu

Khí hậu Bắc Mĩ đa dạng, vừa phân hóa theo chiều Bắc – Nam (do lãnh thổ Bắc Mĩ trải dài từ 80oB -> 15oB) vừa phân hóa theo chiều Tây – Đông (do địa hình ngăn cản gió của biển) và theo chiều cao.

+ Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000 – 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. Do địa hình cao lại có hướng bắc – nam nên chắn sự di chuyển của các khối khí tây – đông. Vì vậy, đã làm cho sườn tây mưa nhiều, trong các cao nguyên và sơn nguyên nội địa mưa ít hơn.

+ Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, như một lòng máng lớn nên không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập vào sâu nội địa.

+ Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc – tây nam. Vì vậy, ở sườn đông nam của dãy núi đón nhận gió biển nên gây mưa.

5. Đặc điểm đô thị hóa

– Phần lớn các thành phố tập trung ở phía nam Hồ Lớn và duyên hải đại tây dương. Vào sâu nội địa đô thị nhỏ và thưa.

– Sự xuất hiện nhiều thành phố lớn, mới ở miền Nam và ven Thái Bình Dương đã dẫn tới sự phân bố lại dân cư Hoa Kỳ.

6. Kinh tế:

a, Nông nghiệp

- Tỉ lệ lao động trong nông nghiệp rất thấp nhưng sản xuất khối lượng nông sản lớn

- Nông nghiệp sản xuất theo quy mô lớn, phát triển đến mức độ cao

- Hoa Kì và Canada là những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới

- Sản xuất nông nghiệp chịu nhiều cạnh tranh

- Phân bố sản xuất nông nghiệp có sự phân hóa rõ rệt từ bắc xuống nam và từ tây sang đông

+ Đồng bằng trung tâm: trồng lúa mì, ngô…, chăn nuôi lợn, bò sữa…

+ Vùng núi và cao nguyên phía tây Hoa Kì chăn nuôi gia súc, vùng tây nam Hoa Kì trồng cây ăn quả: cam, chanh, nho…

+ Sơn nguyên Mexico: chăn nuôi gia súc lớn, trồng ngô, cây công nghiệp nhiệt đới

b, Công nghiệp

 

Cơ cấu ngành

Phân bố

Hoa Kì

Cơ khí, luyện kim đen, lọc dầu, sản xuất ô tô, đóng tàu, công nghệ cao. Vũ trụ hàng không phát triển mạnh, hiện đại.

Chủ yếu quanh vùng hồ lớn và ven Thái bình dương,…

Canada

Công nghiệp khai khoáng, luyện kim, lọc dầu, chế tạo xe lửa, hóa chất,…

Phân bố ở phía bắc Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương.

Mê-hi-cô

Khai thác dầu khí và quặng màu, dầu khí và chế biến thực phẩm,…

Tập trung thủ đô Mê-hi-cô Xi-ti và ven vịnh Mê-hi-cô.

c, Dịch vụ

- Cơ cấu GDP: Ngành dịch vụ của các nước Bắc Mỹ chiếm tỷ trọng rất cao.

- Các ngành phát triển mạnh: Tài chính, ngân hàng,Bảo hiểm, Bưu chính viễn thông,…

- Phân bố: Tập trung chủ yếu ven vùng Hồ lớn, Thái Bình Dương, Vịnh Mêhicô,…

--------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trình bày sự phân hóa của khí hậu Bắc Mỹ giải thích sự phân hóa đó. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải tập bản đồ Địa lí 7, Giải bài tập Địa Lí 7 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 7, Tài liệu học tập lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7, Đề thi học kì 1 lớp 7,... được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt môn Địa hơn.

Đánh giá bài viết
4 1.322
Sắp xếp theo

Địa lý lớp 7

Xem thêm