Phân biệt rùa và baba
Phân biệt rùa và baba được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Phân biệt rùa và baba
Câu hỏi: Phân biệt rùa và baba
Trả lời:
Rùa và baba có 4 điểm khác nhau đặc trưng nhất là:
- Chân baba thì có màng dạng mái chèo còn chân rùa thì có dạng hình trụ.
- Mai rùa thường cứng hơn mai baba vì rùa sống chủ yếu trên cạn, cần 1 vỏ bọc chắc chắn để tự vệ.
- Baba dành hầu hết thời gian sống của cuộc đời ở dưới nước còn loài rùa thì không.
- Rùa có thể rút chân, đầu, đuôi vào mai để tự vệ hoặc ngủ, còn baba thì không thể làm thế.
I. Tìm hiểu về loài rùa
1. Đặc điểm chung của loài rùa
- Đặc tính đi kiếm ăn
+ Ở môi trường tự nhiên rùa ăn chủ yếu các động vật như: động vật phù du, công trùng, tôm tép, cua, cá. Còn khi nuôi rùa thích ăn các con vật đã bắt đầu ươn thối, lúc ăn rùa thường tranh cướp mồi, có khi ăn cả cám, bắp, khoai lang...
+ Chúng ăn khỏe vào mùa hè, lượng thức ăn bằng 5 - 10% trọng lượng thân. Còn vào mùa đông tháng 12 - 3 thời tiết lạnh rét thì lượng thức ăn chỉ bằng 3-5% trọng lượng của thân.
+ Đặc biệt, rùa có khả năng chịu đói, không có hành vi tấn công kẻ thù, lúc gặp địch hại chúng chỉ trốn vào trong hang hay lặn xuống nước, chui vào bụi rậm, co rụt đầu lại.
- Quá trình sinh trưởng của rùa
+ Rùa là động vật lớn chậm, quá trình sinh trưởng liên quan chặt đến điều kiện môi trường như: thời tiết, nhiệt độ, chất lượng thức ăn...
+ Khi nhiệt độ xuống thấp dưới 10°C thì sức ăn của rùa giảm, rùa sinh trưởng chậm.
+ Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng thì con cái sẽ lớn nhanh hơn con đực.
- Quá trình sinh sản của rùa
+ Rùa là loài đẻ trứng trên cạn, thụ tinh trong. Đặc biệt, loài rùa có thể kéo dài thời gian thụ tinh tới 6 tháng, nên khi cho rùa đẻ thì tỷ lệ con đực thường ít hơn con cái.
+ Mùa sinh sản chính của rùa là vào dịp cuối xuân đầu thu.
+ Một con rùa nặng 2.000g mỗi lứa đẻ được 10 - 15 quả trứng.
+ Rùa mẹ đẻ sau 5 - 7 ngày lại tiếp tục giao phối.
+ Đường kính của trứng cỡ lớn 17 - 20mm, nặng 6 - 6,5g/quả.
+ Nhiệt độ đẻ thích hợp cho rùa là: 25 - 32°C.
- Một số đặc điểm đặc biệt của rùa
+ Rùa là động vật có thể thay đổi thân nhiệt, nhiệt độ thân của rùa thay đổi từ từ và thường theo sau nhiệt độ của không khí.
+ Chúng thường sống ở đáy sông, suối, đầm, hồ, ao... lặn giỏi, có thể bơi ở đáy nước hàng giờ nhờ vùng họng của rùa có nhiều mạch máu.
+ Rùa là loài phàm ăn nhưng chậm lớn.
+ Rùa thở bằng phổi, sống ở nước là chính.
+ Loài rùa có tính hung dữ như nhiều loài ăn thịt khác, nhưng lại nhút nhát, rùa có thể thường chạy trốn khi nghe có tiếng động hay bóng người và súc vật qua lại. Khi đói có thể chúng ăn thịt lẫn nhau, có khi một con bị thương chảy máu thì các con khác xúm lại cắn xé một cách tàn bạo.
2. Tập tính của loài rùa
- Loài rùa rất trường thọ, nhất là rùa biển, nếu ở môi trường thuận lợi chúng có thể sống vài trăm năm.
- Rùa chịu đói rất giỏi: Loài rùa có đặc tính này là do chúng bị trường kỳ thiếu thức ăn tạo thành, đi chậm chạp nên rùa kiếm mồi rất khó khăn. Do đó, khi thuận lợi chúng sẽ ăn nhiều để tạo nên nguồn năng lượng dự trữ dồi dào cung cấp cho cơ thể khi đói. Chúng nằm im thời gian dài, không cử động, khiến cho hoạt động chuyển hóa giảm thấp đến mức nhỏ nhất. Ngoài ra, nhiệt độ trong có thể chúng có sự biến hóa tùy theo thay đổi của nhiệt độ môi trường xung quanh, không cần tốn năng lượng để duy trì nhiệt độ ổn định.
- Mai rùa rất cứng: Do sự thay đổi của khí hậu và qua một quy trình hình thành, mai của rùa trở nên rắn chắc nhằm bảo vệ ngũ tạng và tránh được sự thuỷ phân.
- Nước mắt của rùa: Khi bắt rùa biển, người ta có cảm tưởng rùa khóc vì nước mắt của nó rơi thành giọt. Đây chính là hiện tượng bài tiết lượng muối quá nhiều trong cơ thể rùa. Do phải sống lâu dài trong nước biển, nên cơ thể rùa có nhiều muối để thích nghi với môi trường sống, còn khi môi trường sống thay đổi, chúng phải thải trừ bớt muối.
- Hình thức đẻ trứng của rùa: Rùa thường đẻ trứng bằng cách bới cát hoặc bùn để vùi trứng trong đó.
II. Tìm hiểu về baba
- Họ Baba (Trionychidae) là một họ bò sát thuộc bộ Rùa (Testudines) gồm các loài gọi là baba hay rùa mai mềm. Họ này được Leopold Fitzinger miêu tả vào năm 1826. Nó bao gồm một số loài rùa nước ngọt lớn nhất thế giới, mặc dù nhiều loài có thể thích nghi với đời sống ở những vùng nước lợ. Các thành viên của họ này phân bố ở Châu Phi, Châu Á và Bắc Mỹ.
- Các loài họ này thường có thân cơ thể dài đến 1m, mỗi chân có ba móng. Phiến giáp bụng hở, không liền với mai lưng. Vỏ phủ một lượt da mềm, hô hấp phụ bằng da hỗ trợ cho phổi. Gồm 7 chi, 22-25 loài. Trong các phân loại khoa học cũ hơn, người ta xếp họ này vào phân lớp hay siêu bộ Chelonia.
1. Tập tính sinh sống, sinh trưởng của baba
- Baba là động vật sống hoang dã, dễ thích nghi với điều kiện môi trường, chúng sống cả ở dưới nước và trên bờ, baba thở bằng phổi là chính nên thỉnh thoảng phải nhô lên mặt nước để lấy không khí, chúng có tập tính phơi nắng rất lâu nếu yên tĩnh, khi quan sát thì thường chúng phơi cho đến khô căng da mới trở lại nước, tập tính trên giúp chúng loại bỏ một số loài vi khuẩn, nấm sống ký sinh trên cơ thể.
- Được xếp vào loại vật nuôi hung dữ, chúng thường cắn nhau rất lâu và đau, có khi cả 5-10 phút mà không chịu nhả ra, ngay cả người bắt không đúng cách sẽ bị cắn rất đau và có khi gãy xương ngón tay...
- Tuy nhiên baba lại cực kỳ nhút nhát, thích nơi yên tĩnh, khi gặp người xuất hiện đột ngột hay có tiếng động dù nhỏ thì ngay lập tức chúng trở lại đáy ao và vùi mình trong bùn, trong cát để lẩn trốn.
2. Đặc tính kiếm ăn
- Ba ba thuộc loài ăn thức ăn động vật.
- Ngay sau khi nở một vài giờ, baba đã biết tìm mồi ăn. Trong tự nhiên thức ăn chính trong mấy ngày mới nở là động vật phù du (thủy trần), giun nước (trùng chỉ) và giun đất loại nhỏ. Khi lớn baba ăn cá, tép, cua, ốc, giun đất, trai, hến...
- Trong điều kiện nuôi dưỡng, có thể cho baba ăn thêm thịt của nhiều loại động vật rẻ tiền khác, đồng thời có thể huấn luyện cho baba biết ăn thức ăn chế biến (thức ăn công nghiệp) ngay từ giai đoạn còn nhỏ.
- Quá trình sinh trưởng
Baba là loài nuôi khá lâu lớn, thả giống tốt nhất là có kích thước từ 6-10cm, nuôi trong điều kiện quản lý tốt, sau 10-12 tháng là cho thu hoạch với trọng lượng bình quân khoảng từ 1,5-2,5kg/con.
4. Quá trình sinh sản
- Baba đẻ trứng và thụ tinh trong.
- Baba sống dưới nước nhưng đẻ trứng trên cạn. Đến mùa đẻ, thường là vào mùa mưa, ban đêm ba ba bò lên bờ sông, bờ ao, hồ tìm chỗ kín đáo, có đất cát ẩm và tơi xốp bới tổ đẻ trứng đẻ xong chúng dùng 2 chân trước cào đất lắp kín trứng, dùng bụng xoa nhẵn mặt đất ổ trứng rồi xuống nước sinh sống, không biết ấp trứng, trứng nằm trong ổ, trải qua mưa nắng và các điều kiện không thuận lợi về dịch hại, sau 50-60 ngày nở thành ba ba con, điều kiện ấp tự nhiên này tỷ lệ nở rất thấp. Trong điều kiện nuôi, con người có thể tạo chỗ cho ba ba đẻ thuận lợi hơn và có nhiều phương pháp ấp trứng đảm bảo tỷ lệ nở cao trên dưới 90%.
- Ba ba càng lớn đẻ trứng càng to và càng nhiều. Ba ba có thể đẻ từ 2-5 lứa trong 1 năm.
- Trứng ba ba phần lớn hình tròn như hòn bi, màu trắng.
-----------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Phân biệt rùa và baba. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7 và đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.