Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tại sao trong quá trình lớn lên ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần?

Tại sao trong quá trình lớn lên ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Tại sao trong quá trình lớn lên ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần?

Câu hỏi: Tại sao trong quá trình lớn lên ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần?

Trả lời:

Trong quá trình lớn lên, tôm phải lột xác nhiều lần vì đặc điểm của tôm là có lớp vỏ kitin rắn chắc, không đàn hồi, không lớn lên cùng cơ thể, ngăn cản sự lớn lên. Vì vậy muốn lớn lên chúng phải lột xác để thay đổi lớp vỏ kitin phù hợp với hình dạng mới hơn.

1. Tôm là gì?

Tôm là từ chỉ phần lớn các loài động vật giáp xác trong bộ giáp xác mười chân, ngoại trừ phân thứ bộ Cua bao gồm các loài cua, cáy và có thể là một phần của cận bộ Anomura bao gồm các loài tôm ở nhờ (ốc mượn hồn).

Chúng đa phần là động vật ăn tạp sống ở dưới nước, bao gồm các loài sống ở nước biển, như tôm hùm càng, và các loài sống ở vùng nước ngọt, như tôm đồng, và nước lợ, như tôm càng xanh. Di chuyển trong nước, chúng có thể bò bằng chân, bơi bằng khua chân, hoặc trong một số trường hợp bơi ngược bằng cách gập người để thoát hiểm - một kiểu bơi rất đặc trưng của nhiều loài tôm.

Hầu hết các loài tôm đều có thể là nguồn thức ăn giàu protein cho con người, trong đó có nhiều loại là thủy hải sản có giá trị thương mại rất cao.

2. Cấu tạo ngoài và di chuyển của tôm

Cơ thể tôm có 2 phần: phần đầu và ngực gắn liền (dưới giáp đầu - ngực) và phần bụng.

Vỏ cơ thế

Giáp đầ - ngực cũng như vỏ cơ thể tôm cấu tạo bằng kitin. Nhờ ngấm thêm canxi nên vỏ tôm cứng cáp, làm nhiệm vụ che chở và chỗ bám cho hệ cơ phát triển, có tác dụng như bộ xương (còn gọi là bộ xương ngoài). Thành phần vỏ cơ thể chứa các sắc tố làm tôm có màu sắc của môi trường.

Các phần phụ tôm và chức năng

Chi tiết các phần phụ ở tôm (hình 22).

Di chuyển

Tôm có thế bò: các chân ngực bò trên đáy bùn cát, các chân bơi hoạt động để giữ thăng bằng và bơi.

Tôm cũng có thể bơi giật lùi. Khi đó tôm xòe tấm lái, gập mạnh về phía bụng làm cho cơ thể bật về phía sau.

3. Sinh sản của tôm

Tôm phân tính: Đực, cái phân biệt rõ. Khi đẻ, tôm cái dùng các đôi chân bụng ôm trứng. Trứng tôm nở thành ấu trùng, lột xác nhiều lần mới cho tôm trưởng thành.

4. Câu hỏi trắc nghiệm về tôm

Câu 1: Tấm lái ở tôm sông có chức năng gì?

  1. Bắt mồi và bò.
  2. Lái và giúp tôm bơi giật lùi.
  3. Giữ và xử lí mồi.
  4. Định hướng và phát hiện mồi.

Câu 2: Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa như thế nào?

  1. Giúp trứng tận dụng ôxi từ cơ thể mẹ.
  2. Bảo vệ trứng khỏi kẻ thù.
  3. Giúp phát tán trứng đi nhiều nơi.
  4. Giúp trứng nhanh nở.

Câu 3: Các sắc tố trên vỏ tôm sông có ý nghĩa như thế nào?

  1. Tạo ra màu sắc rực rỡ giúp tôm đe dọa kẻ thù.
  2. Thu hút con mồi lại gần tôm.
  3. Là tín hiệu nhận biết đực cái của tôm.
  4. Giúp tôm ngụy trang để lẩn tránh kẻ thù.

Câu 4: Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần?

  1. Vì lớp vỏ mất dần canxi, không còn khả năng bảo vệ.
  2. Vì chất kitin được tôm tiết ra phía ngoài liên tục.
  3. Vì lớp vỏ cứng rắn cản trở sự lớn lên của tôm.
  4. Vì sắc tố vỏ ở tôm bị phai, nếu không lột xác thì tôm sẽ mất khả năng ngụy trang.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây về tôm sông là sai?

  1. Là động vật lưỡng tính.
  2. Phần đầu và phần ngực gắn liền nhau.
  3. Phát triển qua giai đoạn ấu trùng.
  4. Vỏ được cấu tạo bằng kitin, có ngấm thêm canxi.

Câu 6: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Tôm dùng đôi càng để bắt mồi, các …(1)… nghiền nát thức ăn, thức ăn qua miệng và hầu, sau đó được tiêu hóa ở …(2)… nhờ enzim từ …(3)… tiết vào và được hấp thụ ở …(4)….

  1. (1): chân hàm; (2): ruột; (3): tụy; (4): ruột tịt
  2. (1): chân hàm; (2): dạ dày; (3): gan; (4): ruột
  3. (1): chân ngực; (2): dạ dày; (3): tụy; (4): ruột
  4. (1): chân ngực; (2): ruột; (3): gan; (4): ruột tịt

Câu 7: Tuyến bài tiết của tôm sông nằm ở

  1. đỉnh của đôi râu thứ nhất.
  2. đỉnh của tấm lái.
  3. gốc của đôi râu thứ hai.
  4. gốc của đôi càng.

Câu 8: Chân hàm ở tôm sông có chức năng gì?

  1. Bắt mồi và bò.
  2. Giữ và xử lý mồi.
  3. Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng.
  4. Lái và giúp tôm giữ thăng bằng.

Câu 9: Vỏ tôm được cấu tạo bằng

  1. kitin.
  2. xenlulôzơ.
  3. keratin.
  4. collagen.

Câu 10: Ở tôm sông, bộ phận nào có chức năng bắt mồi và bò?

  1. Chân bụng.
  2. Chân hàm.
  3. Chân ngực.
  4. Râu.

Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

B

D

C

A

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

B

C

B

A

C

-----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Tại sao trong quá trình lớn lên ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Tài liệu học tập lớp 7, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 7đề thi học kì 2 lớp 7 lớp 7 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 7

    Xem thêm