Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập trang 61 SGK Sinh lớp 7: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành giun đốt

Giải Sinh 7 bài: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành giun đốt

Giải bài tập trang 61 SGK Sinh lớp 7: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành giun đốt được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về đặc điểm chung của ngành giun đốt nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

A. Tóm tắt lý thuyết:

I – MỘT SỐ GIUN ĐỐT THƯỜNG GẶP

Ngành Giun đốt, ngoài giun đất, còn gặp một số đại diện khác có cấu tạo tương tự, sống trong môi trường nước ngọt và nước mặn.

II – ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Giun đốt thường có cơ quan di chuyển ở hai bên mỗi đốt được gọi là chi bên. Chi bên có nhiều tơ thích nghi bơi lội trong nước. Giun đốt phân bố ở các môi trường sống khác nhau như: nước mặn, nước ngọt, trong đất, trên cây (vắt), thích nghi với các lối sống khác nhau như: tự do, định cư, kí sinh, chui rúc trong đất ẩm... Do đó, một số cấu tạo cơ thể bị biến đổi đi như: chi hơn, tơ tiêu giảm, thần kinh giác quan kém phát triển. Nhưng các loài giun đốt vần giữ đầy đủ đặc điểm chung của ngành.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 61 Sinh học lớp 7:

Bài 1 trang 61 SGK Sinh 7: Hãy kể thêm tên một số giun đốt khác mà em biết.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Giun ống, giun ít tơ ở ao hồ, đỉa, giun đỏ, bông thùa, giun mang trùm, rươi (ở vùng nước lợ), vắt (ở rừng)...

Bài 2 trang 61 SGK Sinh 7: Để giúp nhận biết các đại diện ngành Giun đốt ở thiên nhiên cần dựa vào những đặc điểm cơ bản nào?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

  • Cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, có thể xoang.
  • Hệ tiêu hóa hình ống, phân hóa.
  • Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ trên thành cơ thể.
  • Hô hấp bằng da hay bằng mang.

Bài 3 trang 61 SGK Sinh 7: Vai trò thực tiễn của giun đốt gặp ở địa phương em?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Giun đất cày xới đất làm cho đất tơi xốp, có vai trò quan trọng đối với cây trồng và cây cối trong tự nhiên. Chúng còn là thức ăn tốt cho các loại gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).

Một số loài giun đốt biển (giun nhiều tơ, rọm, sá sùng...) là thức ăn cho một số động vật nước như cá.

Giun đỏ là thức ăn của cá cảnh.

Tuy nhiên, có một số loài như đỉa, vắt là vật kí sinh gây hại cho động vật.

Bài tiếp theo: Giải bài tập trang 64 SGK Sinh lớp 7: Trai sông

Chia sẻ, đánh giá bài viết
19
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Sinh học 7

    Xem thêm