Giải bài tập trang 28 Sinh lớp 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh

Giải bài tập SGK Sinh lớp 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh

Giải bài tập trang 28 Sinh lớp 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập trang 22 SGK Sinh lớp 7: Trùng biến hình và trùng giày

Giải bài tập trang 25 Sinh lớp 7: Trùng kiết lị và trùng sốt rét

A. Tóm tắt lý thuyết:

Các đại diện của động vật nguyên sinh dù cấu tạo đơn giản hay phức tạp, dù sống tự do hay kí sinh... đều có chung một số đặc điểm.

Với số lượng khoảng 40 nghìn loài, động vật nguyên sinh phân bố khắp nơi: trong nước mặn, nước ngọt, trong đất ẩm, trong cơ thể nhiều nhóm động vật và người.

Trùng lỗ (có kích thước 0,1 – 1mm) hình 7.2 là nhóm Động vật nguyên xã sống phổ biến ở biển, vỏ chúng bằng đá vôi, hơi giống vỏ ốc nhưng trên vỏ có nhiều lỗ để chân giả thò ra bắt mồi. Tuy bé nhỏ nhưng số lượng cá thể lớn nên khi chết vỏ trùng lỗ lắng xuống đáy biển, góp phần tạo nên vỏ Trái Đất. Hoá thạch của chúng là vật chỉ thị cho các địa tầng có dầu hoả.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 28 Sinh Học lớp 7:

Bài 1: (trang 28 SGK Sinh 7)

Đặc điểm chung nào của động vật nguyên sinh vừa đúng cho loài sống tự do lẫn loài sống kí sinh?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh:

  • Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhiệm mọi chức năng sống;
  • Dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi hơi hoặc tiêu giảm. Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.

Bài 2: (trang 28 SGK Sinh 7)

Hãy kể tên một số động vật nguyên sinh có lợi trong ao nuôi cá.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Những động vật nguyên sinh có lợi trong ao nuôi cá là: các loại trùng roi và các loại trùng cỏ.. Chúng là thức ăn tự nhiên của các giáp xác và động vật nhỏ khác. Các động vật này lại là thức ăn quan trọng cho cá và các động vật thủy sinh khác (ốc. tôm,...).

Bài 3: (trang 28 SGK Sinh 7)

Hãy kể tên một số động vật nguyên sinh gây bệnh ở người và cách truyền bệnh.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

  • Trùng kiết lị: bào xác thường qua con đường tiêu hóa và gây ra bệnh ở ruột người.
  • Trùng sốt rét: do muỗi anôphen truyền từ người này sang người khác.
  • Trùng gây bệnh ngủ li bì ở châu Phi: do ruồi tsê — tsê truyền từ người này sang người khác.

Tham khảo bài tiếp theo:

Đánh giá bài viết
39 7.350
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Sinh học 7

    Xem thêm