Giải VBT Sinh 7 bài 12

Giải bài tập VBT Sinh học 7 bài 12 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, trả lời ngắn gọn các câu hỏi trong vở bài tập môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

I. Một số giun dẹp khác (trang 30 VBT Sinh học 7)

Câu 1. (trang 30 VBT Sinh học 7)

Quan sát các hình 12.1,2,3 (SGK), trả lời các câu hỏi sau:

Trả lời:

- Giun dẹp thường kí sinh ở bộ phận nào trong cơ thể người và động vật, vì sao?

Giun dẹp thường kí sinh ở máu, ruột non, gan,... bởi vì các bộ phận này thường có nhiều chất dinh dưỡng

- Hãy kể tên con đường xâm nhập vào cơ thể sinh vật của sán lá máu, sán bã trầu, sán dây:

Sán lá máu: qua da

Sán bã trầu: qua đường tiêu hóa

Sán dây: qua đường tiêu hóa

- Để phòng, chống giun dẹp kí sinh, cần phải giữ vệ sinh như thế nào cho người và gia súc?

Giữ gìn vệ sinh môi trường, tắm nước sạch, ăn chín uống sôi,…

II. Đặc điểm chung giun dẹp (trang 31 VBT Sinh học 7)

Câu 1. (trang 31 VBT Sinh học 7)

Đánh dấu (+: đúng, -: sai) vào bảng so sánh các đặc điểm của một số đại diện Giun dẹp

Trả lời:

Bảng 1. Một số đặc điểm của giun dẹp

STT

Các đại diện

Sán lông

Sán lá gan

Sán dây

Đặc điểm so sánh

1

Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên

+

+

+

2

Mắt và lông phát triển

+

-

-

3

Phân biệt đầu, đuôi, lưng, bụng

+

+

+

4

Mắt và lông bơi tiêu giảm

-

+

+

5

Giác bám phát triển

-

+

+

6

Ruột phân nhánh chưa có hậu môn

+

+

+

7

Cơ quan sinh dục phát triển

-

+

+

8

Phát triển qua các giai đoạn ấu trùng

-

+

+

Ghi nhớ (trang 31 VBT Sinh học 7)

Giun dẹp dù sống tự do hay kí sinh đều có chung những đặc điểm như: cơ thể dẹp đối xứng hai bên và phân biệt đầu đuôi, lưng bụng, ruột phân nhánh nhiều chưa có ruột sau và hậu môn.

Số lớn giun dẹp kí sinh còn có thêm: giác bám, cơ quan sinh dục phát triển, ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian.

Câu hỏi (trang 31, 32 VBT Sinh học 7)

1. (trang 31 VBT Sinh học 7)

Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi rất cao với đời sống kí sinh trong ruột người?

Trả lời:

- Chúng có cơ quan giác bám tăng cường (có 4 giác bám, một số có thêm móc bám).

- Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng có sẵn có ruột người qua thành cơ thể, nên rất hiệu quả.

- Mỗi đốt có một cơ quan sinh sản lưỡng tính.

2. (trang 32 VBT Sinh học 7)

Nêu đặc điểm chung của ngành Giun dẹp. Tại sao lấy đặc điểm “dẹp” đặt tên cho ngành?

Trả lời:

- Cơ thê dẹp, có đối xứng hai bên, phân biệt đầu đuôi, lưng bụng.

- Cơ quan tiêu hóa phát triển, ở loài ki sinh có giác bám phát triển, ruột phân nhánh, chưa có hậu môn.

- Cơ quan sinh sản phát triển, ấu trùng phát triển qua các giai đoạn.

- Lấy đặc điếm “dẹp” để đặt tên cho ngành vì ngành tập hợp các loài giun có đặc điếm chung là cơ thể dẹp, để phân biệt với các ngành giun khác.

...............................

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Giải VBT Sinh học 7 bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp. Tài liệu thuộc chuyên mục Giải VBT Sinh học 7, bao gồm đáp án và hướng dẫn giải cho các câu hỏi trong vở bài tập Sinh học 7, được trình bày một cách ngắn gọn, dễ hiểu, giúp các em học sinh nắm bắt bài học nhanh chóng và dễ dàng hơn. Chúc các em học tốt.

Ngoài Giải VBT Sinh 7 bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Vật Lý lớp 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com để có kiến thức tổng hợp và đầy đủ về tất cả các môn.

Tham khảo thêm:

Đánh giá bài viết
49 10.784
Sắp xếp theo

    Giải Vở BT Sinh Học 7

    Xem thêm