Giải bài tập trang 85 SGK Sinh lớp 7: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện

Giải bài tập trang 85 SGK Sinh lớp 7: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện

Giải bài tập trang 85 SGK Sinh lớp 7: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về sự đa dạng của lớp hình nhện nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập trang 76 SGK Sinh lớp 7: Tôm sông

Giải bài tập trang 81 SGK Sinh lớp 7: Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác

A. Tóm tắt lý thuyết: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện

Nhện là đại diện của lớp Hình nhện, cơ thể có 2 phần: đầu – ngực và bụng, thường có 4 đôi chân bò.

Chúng hoạt động chủ yếu về ban đêm, có các tập tính thích nghi với săn bắt mồi sống. Trừ một số đại diện có hại (như cái ghẻ, ve bò) còn đa số nhện đều có lợi vì chúng săn bắt sâu bọ có hại.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 85 Sinh học lớp 7: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện

Bài 1: (trang 85 SGK Sinh 7)

Cơ thể Hình nhện có mấy phần? So sánh các phần cơ thế với Giáp xác. Vai trò của mỗi phần cơ thể?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

* Đầu – ngực: là trung tâm vận động và định hướng.

* Bụng: là trung tâm của nội quan và tuyến tơ.

Nhện giống Giáp xác về sự phân chia cơ thể, nhưng khác về số lượng các phần phụ. Ở nhện phần phụ bụng tiêu giảm, phần phụ đầu ngực chỉ còn 6 đôi, trong đó có 4 đôi chân làm nhiệm vụ di chuyển.

Bài 2: (trang 85 SGK Sinh 7)

Nhện có mấy đôi phần phụ? Trong đó có mấy đôi chân bò?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Nhện có 6 đôi phần phụ, trong đó:

  • Đôi kìm có tuyến độc.
  • Đôi chân xúc giác.
  • 4 đôi chân bò.

Bài 3: (trang 85 SGK Sinh 7)

Nêu tập tính thích nghi với lối sống của nhện?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Nhện có tập tính chăng tơ bắt mồi, một số loài nhện cũng dùng tơ để di chuyển và trói mồi. Nhện có nhiều tập tính thích nghi với bẫy, bắt các mồi sống (sâu bọ). Nhện tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể con mồi, làm biến đổi phần thịt của con mồi thành chất lỏng rồi hút dịch lỏng đó để sinh sống (còn gọi là tiêu hóa ngoài).

Đánh giá bài viết
53 4.545
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Sinh học 7

    Xem thêm