Giải bài tập trang 81 SGK Sinh lớp 7: Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác
Giải bài tập trang 81 SGK Sinh lớp 7: Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác
Giải bài tập trang 81 SGK Sinh lớp 7: Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về sự đa dạng và vai trò của lớp giáp xác nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập trang 73 SGK Sinh lớp 7: Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm
A. Tóm tắt lý thuyết: Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác
Giáp xác rất đa dạng, sống ở các môi trường nước, một số ở cạn, số nhỏ kí sinh. Các đại diện thường gặp như: tôm sông, cua, tôm ở nhờ, rận nước, mọt ẩm có tập tính phong phú.
Hầu hết giáp xác đều có lợi. Chúng là nguồn thức ăn của cá và là thực phẩm quan trọng của con người, là loại thủy sản xuất khẩu hàng đầu của nước ta hiện nay.
B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 81 Sinh học lớp 7: Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác
Bài 1: (trang 81 SGK Sinh 7)
Sự phong phú, đa dạng của động vật giáp xác ở địa phương em?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
Nói chung, ở các địa phương Việt Nam thường có các loại giáp xác sau: tôm, tép, cua, rận nước, chân kiếm... Tuy nhiên, ở các địa hình khác nhau (vùng biển, đồng bằng và miền núi) thì các loài có khác nhau chút ít. Ví dụ, người ta có thể phân biệt được: cua biển, cua đồng và cua núi.
Bài 2: (trang 81 SGK Sinh 7)
Vai trò của giáp xác nhỏ (có kích thước hiển vi) trong ao, hồ, sông, biển?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
Ở trong ao, hồ, sông, biển, các loài giáp xác nhỏ có một vai trò khá quan trọng. Trước hết, chúng là thức ăn của tất cả các loài cá (kể cả cá voi). Chúng còn có tác dụng làm sạch môi trường nước.
Bài 3: (trang 81 SGK Sinh 7)
Vai trò của nghề nuôi tôm ở nước ta và địa phương em?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:
Nghề nuôi tôm ở nước ta khá phát triển, có vai trò trong nền kinh tế quốc dân. Ở vùng biển, nhân dân thường nuôi tôm sú, tôm hùm. Ở vùng đồng bằng thường nuôi tôm càng xanh. Tôm là thực phẩm quý có nhiều chất dinh dưỡng và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta.