Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 17
Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt
Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 17 trang 59: Bổ sung thêm các đại diện giun đốt mà em biết. Thảo luận và chọn cụm từ gợi ý điền vào bảng 1 để thấy rõ sự đa dạng về loài, lối sống và môi trường sống của giun đốt.
Bảng 1. Đa dạng của ngành Giun đốt
STT | Đại diện | Môi trường sống | Lối sống |
1 | Giun đất | ||
2 | Đỉa | ||
3 | Rươi | ||
4 | Giun đỏ | ||
5 | Bông thùa | ||
6 | Vắt | ||
Cụm từ gợi ý | Đất ẩm, nước ngọt, nước mặn, nước lợ | Tự do, chui rúc, định cư, kí sinh. |
Trả lời:
STT | Đại diện | Môi trường sống | Lối sống |
1 | Giun đất | Đất ẩm | Chui rúc |
2 | Đỉa | Nước ngọt, nước mặn | Kí sinh (ngoài) |
3 | Rươi | Nước lợ | Tự do |
4 | Giun đỏ | Nước ngọt | Định cư |
5 | Bông thùa | Nước mặn (đáy bùn) | Chui rúc |
6 | Vắt | Đất, lá cây | Tự do |
Cụm từ gợi ý | Đất ẩm, nước ngọt, nước mặn, nước lợ | Tự do, chui rúc, định cư, kí sinh. |
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 17 trang 60: - Thảo luận, đánh dấu (X) và điền nội dung phù hợp để hoàn thiện bảng 2.
Bảng 2. Đặc điểm chung của ngành Giun đốt
STT | Giun đất | Giun đỏ | Đỉa | Rươi | |
1 | Cơ thể phân đốt | ||||
2 | Cơ thể không phân đốt | ||||
3 | Có thể xoang (khoang cơ thể chính thức) | ||||
4 | Có hệ tuần hoàn, máu thường đỏ | ||||
5 | Hệ thần kinh và giác quan phát triển | ||||
6 | Di chuyển nhờ chi bên, tơ hoặc thành cơ thể | ||||
7 | Ống tiêu hóa thiếu hậu môn | ||||
8 | Ống tiêu hóa phân nhánh | ||||
9 | Hô hấp qua da hay bằng mang |
- Thảo luận, rút ra các đặc điểm chung của ngành Giun đốt.
- Hãy tìm các đại diện giun đốt điền vào chỗ trống cho phù hợp với ý nghĩa thực tiễn của chúng:
+ Làm thức ăn cho người
+ Làm thức ăn cho động vật khác
+ Làm cho đất trồng xốp, thoáng
+ Làm màu mỡ đất trồng
+ Làm thức ăn cho cá
+ Có hại cho động vật và người
Trả lời:
STT | Giun đất | Giun đỏ | Đỉa | Rươi | |
1 | Cơ thể phân đốt | x | x | x | x |
2 | Cơ thể không phân đốt | ||||
3 | Có thể xoang (khoang cơ thể chính thức) | x | x | x | x |
4 | Có hệ tuần hoàn, máu thường đỏ | x | x | x | x |
5 | Hệ thần kinh và giác quan phát triển | x | x | x | x |
6 | Di chuyển nhờ chi bên, tơ hoặc thành cơ thể | x | x | x | x |
7 | Ống tiêu hóa thiếu hậu môn | x | x | x | x |
8 | Ống tiêu hóa phân nhánh | x | x | x | x |
9 | Hô hấp qua da hay bằng mang | x | x | x | x |
- Các đặc điểm chung của ngành Giun đốt: cơ thể phân đốt, có thể xoang, ống tiêu hóa phân hóa, di chuyển nhờ chi bên, tơ hay cơ của thành cơ thể, hô hấp qua da hoặc mang, có hệ tuần hoàn, máu thường đỏ, hệ thần kinh và giác quan phát triển
- Điền tên:
+ Làm thức ăn cho người: rươi, sa sùng, bông thùa
+ Làm thức ăn cho động vật khác: giun đất, giun đỏ, giun ít tơ
+ Làm cho đất trồng xốp, thoáng: các loại giun đất
+ Làm màu mỡ đất trồng: các loại giun đất
+ Làm thức ăn cho cá: giun ít tơ, rươi, sa sùng, rọm
+ Có hại cho động vật và người: đỉa, vắt
Câu 1 trang 61 Sinh học 7: Hãy kể thêm tên một số giun đốt khác mà em biết.
Trả lời:
Sa sùng, vắt, rọm, bông thùa
Câu 2 trang 61 Sinh học 7: Để giúp nhận biết các đại diện ngành Giun đốt ở thiên nhiên cần dựa vào đặc điểm cơ bản nào?
Trả lời:
- Cơ thể phân nhiều đốt.
- Có màu màu đỏ.
Câu 3 trang 61 Sinh học 7: Vai trò của giun đốt gặp ở địa phương em?
Trả lời:
+ Làm thức ăn cho người: rươi, sa sùng, bông thùa
+ Làm thức ăn cho động vật khác: giun đất, giun đỏ, giun ít tơ
+ Làm cho đất trồng xốp, thoáng, làm màu mỡ đất trồng: các loại giun đất
+ Làm thức ăn cho cá: giun ít tơ, rươi, sa sùng, rọm